Mái che bằng tôn tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình sập đổ hoàn toàn.
Theo báo cáo sơ bộ của các xã, phường, tổng diện tích lúa khoảng 26.000ha, trong đó gieo sạ 11.000ha bị ngập trắng, lúa cấy 15.000ha bị úng. Bên cạnh đó, có khoảng 15ha chuối bị đổ ngã hoàn toàn (chủ yếu do chiều ngày 19/7) thuộc địa bàn xã Tân Hưng (5ha) xã Châu Ninh (10ha).
Một số vị trí bờ bao ở các khu vực cửa sông, ven biển, khu vực thấp trũng cửa sông Hồng, sông Trà Lý và các bãi bồi ven sông bị tràn. Các địa phương đang tiến hành xử lý sự cố.
Diện tích ngô nhà bà Hoàng Thị Đỏ, xã Tiên La bị ngã đổ sau bão số 3.
Tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình, toàn bộ khu vực mái che ngoài trời (bỏ không từ thời dịch Covid-19) bị hoàn toàn, ghi nhận không có người bị thương.
Còn theo Công ty Điện lực Hưng Yên, sau bão số 3, nhìn chung cơ sở vật chất (hệ thống đường dây, trạm biến áp) chưa ghi nhận thiệt hại.
Trong ngày 22/7, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hưng Yên trực tiếp xuống địa bàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống tại Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B, Khu công nghiệp Thăng Long 2, Khu công nghiệp Xuân Trúc; trạm bơm Nghi Xuyên, khu vực kè Nghi Xuyên và kè Hàm Tử; hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, kiểm tra vận hành trạm bơm nội đồng, công trình tiêu úng…
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Diêm Điền giúp dân neo đậu phương tiện tránh trú bão.
Được biết, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục rà soát lại phương án bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý ứng cứu kịp thời các tình huống khẩn cấp và di dời dân ở những nơi không bảo đảm an toàn đến nơi tránh trú; chủ trì phối hợp với các xã ven biển và các cơ quan chức năng kiểm đếm, kêu gọi hướng dẫn tàu, thuyền còn đang hoạt động trên biển khẩn trương vào nơi tránh trú an toàn.
MAI TÚ