1. Chỉ số huyết áp là gì? Phân loại các chỉ số đo
Chỉ số huyết áp là con số đo thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp và khi tim giãn ra. Cụ thể, có 2 loại chỉ số đo huyết áp mà bạn cần quan tâm:
Huyết áp tâm thu: Chỉ số huyết áp lớn nhất khi đo (thường nằm ở vị trí phía trên), thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim đang co bóp.
Huyết áp tâm trương: Chỉ số huyết áp thấp nhất khi đo (thường nằm ở vị trí phía dưới), thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim giãn ra.
Thường chỉ số huyết áp khi dưới dạng tỉ lệ, nghĩa là tâm thu/tâm trương. Ví dụ: Huyết áp tâm thu đo được là nhỏ hơn 120 và huyết áp tâm trương đo được nhỏ 80, kí hiệu chỉ số huyết áp đo được là 120/80 mmHg (chẳng hạn) thuộc chỉ số huyết áp bình thường.
2. Các mức huyết áp và huyết áp bình thường theo độ tuôỉCác mức huyết áp
Huyết áp bình thường theo độ tuổi
3. Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo
Dù là máy đo huyết áp điện tử ở cổ tay hay bắp tay, thì cách đọc các chỉ số trên máy thường không khác gì nhau.
+ Chỉ số huyết áp ở trên cùng (biểu thị chỉ số đo huyết áp tâm thu): thường ngang với kí tự SYS.
+ Chỉ số huyết áp ở phía dưới (biểu thị chỉ số đo huyết áp tâm trương): thường ngang với kí tự DIA.
Ngoài ra, ở một số máy đo huyết áp còn thể hiện thêm chỉ số đo nhịp tim, kí hiệu là Pulse.
Dựa vào các chỉ số được hiển thị, bạn có thể biết tình trạng huyết áp như thế nào: bình thường, cao hoặc thấp:
Huyết áp bình thường: Dao động từ khoảng 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg. Đặc biệt, huyết áp ở người trẻ tuổi có thể đạt 145/95 mmHg, là hết sức bình thường nhé!
Huyết áp cao: Chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 và chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 90.
Huyết áp thấp: Chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 90 và chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60.
Lưu ý: Để xác định 1 người có bị tăng huyết áp hay không thì cần phải đo nhiều lần trong ngày như sáng, trưa, chiều và tối. Đồng thời, phải đo huyết áp ở cả 2 tay sau 5 phút nằm nghỉ, hoặc sau tối thiểu 1 - 2 phút ở tư thế đứng.
Để có được chỉ số đo huyết áp, bạn cần tiến hành thực hiện các bước đo như sau:
Bước 1: Yêu cầu người cần đo huyết áp nằm duỗi thẳng trên giường với đầu kê cao hoặc ngồi yên, thẳng lưng trên ghế và chân đặt song song trên sàn nhà.
Bước 2: Tiến hành dùng máy đo huyết áp.
Dùng máy đo huyết áp cổ tay: Quấn băng đo huyết áp vào phần cổ tay sao cho cách cổ tay khoảng 1 cm, tay để chéo ngang ngực khoảng 45 độ, ngang với tim.
Dùng máy đo huyết áp bắp tay: Quấn băng vào phần cánh tay bên trong sao cho cách phía trên khuỷu tay 3 cm và ngang với tim.
Lưu ý: Không nên quấn băng quá chặt, làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
Bước 3: Nhấn nút Start để bắt đầu đo huyết áp. Khi có tiếng "bíp", nghĩa là máy đã thực hiện xong quá trình đo huyết áp. Lúc này bạn có thể đọc các chỉ số theo thứ tự từ trên xuống dưới, tương đương với chỉ số huyết áp khi tim co, tim giãn và nhịp tim đập.
4. Những sai lầm phổ biến khiến đo huyết áp cho kết quả sai
Chỉ số đo huyết áp có thể bị sai do chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong. Có những sai lầm phổ biến dẫn đến kết quả sai như sau:
Tư thế người đo huyết áp không đúng: Bạn nên ngồi hoặc nằm với tư thế đã được hướng dẫn phía trên. Đồng thời, cần duy trì tư thế đó khoảng 5 phút và giữ cho cơ thể thoải mái, thả lỏng trước khi đo.
Ăn uống và nói chuyện trong lúc đo huyết áp.
Đặt vị trí đo huyết áp không đúng ở cổ tay, bắp tay.
Đo huyết áp 1 lần thường chưa xác định tình trạng huyết áp cao, thấp hoặc bình thường. Vì thế, nên đo huyết áp ít nhất 2 lần trong ngày để theo dõi và cần ghi chép kết quả đo vào sổ (hay thiết bị điện tử sao lưu) để tiện theo dõi.
Uống thuốc trước khi đo huyết áp: Nên đo vào buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.
Máy đo huyết áp kém chất lượng hoặc sắp hết pin.
Dùng đồ uống có chất kích thích trước khi đo huyết áp (cà phê, rượu bia, thuốc lá,...).
Nên đi vệ sinh trước khi đo huyết áp.
P.V