Nguyên nhân trấn nhà bị thấm nước
Trước khi tìm hiểu quy trình thi công sơn chống thấm trần nhà, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự thấm dột này. Nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước thường xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau:
● Đầu tiên, lỗi thi công không đúng kỹ thuật, chẳng hạn như không xử lý bề mặt phía trên trần nhà hoặc không sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng, có thể khiến nước dễ dàng xâm nhập.
● Thứ hai, các vết nứt trên trần nhà (hoặc sàn nhà phía trên trần) do co ngót vật liệu, biến đổi nhiệt độ hoặc kết cấu yếu cũng là nguyên nhân phổ biến.
● Ngoài ra, hệ thống thoát nước mái không đảm bảo, dẫn đến hiện tượng nước đọng lâu ngày, làm tăng nguy cơ thấm dột.
● Đặc biệt, sự xuống cấp của vật liệu chống thấm qua thời gian cũng là yếu tố quan trọng cần được lưu ý.
Trần nhà bị thấm dột có thể do nhiều nguyên nhân
Hướng dẫn thi công sơn chống thấm trần nhà chuẩn
Thi công sơn chống thấm trần nhà đúng kỹ thuật là bước quan trọng để bảo vệ ngôi nhà khỏi tình trạng thấm nước và kéo dài tuổi thọ công trình. Dưới đây là các bước chi tiết để thực hiện:
1. Xác định lý do vì sao trần nhà bị thấm
Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng trong quy trình thực hiện chống thấm trần nhà. Khi đã khắc phục dứt điểm nguyên nhân bị thấm, việc trang trí lại trần nhà sẽ bền vững hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng như đã đề cập phía trên, tuy nhiên các nguyên nhân thường gặp như sau:
● Thấm do ron gạch bị thoái hóa: Đối với bề mặt phía trên trần nhà được lát bằng gạch để chống thấm, thì đường ron gạch bên trên có thể bị thoái hóa, khiến cho nước đi vào những kẻ ron từ đó thấm vào trần nhà.
● Thấm do bị nứt, gãy đường ống nước: Trường hợp này tương đối phức tạp, khi các đường ống nước được thiết kế phía trên trần nhà, khi một ống nước bị rò rỉ nước, nước sẽ từ đó thấm vào trần, khiến cho trần bị ố vàng, từ đó sinh ra rong rêu, gây mất sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
● Thấm do bề mặt sàn phía trên trần nhà bị nứt: Trong trường hợp sàn nhà phía trên trần bị nứt, đây là một vấn đề rất nghiêm trọng khiến trần nhà phía dưới bị thấm. Bạn cần liên hệ các đội thợ thi công sửa chữa chuyên nghiệp để trám trét các vết nứt một cách dứt điểm, sau đó hãy tiến hành sơn sửa lại trần nha sau nhé.
● Trần nhà sử dụng vật liệu dễ bị ẩm: Thông thường, các trần nhà sẽ được thi công bằng cách sử dụng thạch cao để tạo kiểu trang trí, tuy nhiên, nếu lựa chọn phải các loại thạch cao dễ bị hút ẩm, đặc biệt là khí hậu ở vùng phía Bắc và miền Bắc Trung Bộ Việt Nam, khi vào mùa mưa và mùa đông, độ ẩm sẽ tác động rất lớn đến các vật liệu này.
Chuẩn bị bề mặt thi công
● Vệ sinh trần nhà bề mặt phía trên trần nhà: Dùng bàn chải sắt, máy mài hoặc máy rửa áp lực cao để làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, và các lớp sơn cũ bong tróc.
● Xử lý các vết nứt bề mặt sàn phía trên trần nhà: Trám các khe nứt bằng vữa chống thấm hoặc keo chuyên dụng. Đối với các vết nứt lớn, cần mở rộng khe nứt để trám đầy bằng vật liệu phù hợp.
● Xử lý bề mặt trần nhà (sau khi đã hoàn thành 2 bước trên: Dùng cây sủi chuyên dụng hoặc giấy nhám 180 để loại bỏ các vết ố vàng, rêu mốc trên trần nhà. Có thể sử dụng hóa chất tẩy rêu mốc nếu cần thiết.
● Sơn lại bề mặt trần nhà: Sau khi đã loại bỏ các vết ố vàng và rong rêu, tiến hành trét bột trét để tạo bề mặt phẳng và sơn phủ trang trí.
2. Chọn loại sơn chống thấm phù hợp cho chống thấm bề mặt sàn phía trên trần nhà
● Chọn sơn chống thấm chất lượng cao từ các thương hiệu uy tín. Loại sơn gốc Acrylic, Polyurethane hoặc gốc xi măng là các lựa chọn phổ biến.
● Đảm bảo sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu và đặc tính của công trình.
KENNY giới thiệu đến bạn sản phẩm sơn KENNY LATEX K11A+ và KINZO Z11A+ Đa Năng, nổi bật với khả năng bám dính vượt trội, che phủ tốt các vết nứt nhỏ và mang lại hiệu quả chống thấm tối ưu. Điều này có được nhờ công thức đặc biệt từ nhũ tương Acrylic Copolymer thế hệ mới, kết hợp với tính năng kỵ nước mạnh mẽ của công nghệ Hydrophobic tiên tiến. Sản phẩm đặc biệt được sử dụng cho sàn và tường đứng, những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, hồ bơi hay sân thượng.
KENNY LATEX K11A+ giúp chống thấm vượt trội
KINZO Z11A+ Đa Năng dễ thi công, che lấp vết nứt nhỏ hiệu quả
3. Thi công sơn chống thấm
Trước tiên, bạn cần trộn xi măng vào nước và khuấy đều cho đến khi không còn vón cục, sau đó thêm sơn KENNY vào hỗn hợp và tiếp tục khuấy thật đều. Tỉ lệ pha trộn tiêu chuẩn là: 1 kg sơn chống thấm KENNY, 1 kg xi măng, và 0,5 lít nước; tuy nhiên, lượng nước có thể điều chỉnh tùy theo phương pháp thi công.
Dùng cọ hoặc rulô phủ 2-3 lớp. Thời gian chờ giữa các lớp khoảng 1-2 giờ hoặc có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện độ ẩm. Để đảm bảo hiệu quả, lớp màng sơn yêu cầu đạt độ dày tối thiểu 0,3 mm.
4. Kiểm tra và nghiệm thu
● Sau khi hoàn thiện, kiểm tra kỹ toàn bộ bề mặt trần để đảm bảo không còn khu vực nào bị bỏ sót.
● Có thể tiến hành thử nghiệm bằng cách phun nước lên bề mặt trần sau 24-48 giờ để kiểm tra khả năng chống thấm.
5. Lưu ý trong quá trình thi công
● Tránh thi công trong điều kiện mưa hoặc độ ẩm cao.
● Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động và tuân thủ hướng dẫn an toàn.
● Bảo quản sơn ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Với quy trình này, bạn có thể đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài, giảm thiểu nguy cơ tái thấm và giữ cho ngôi nhà luôn khô ráo, bền đẹp.
Việc thi công sơn chống thấm trần nhà đúng kỹ thuật không chỉ giúp bảo vệ công trình khỏi nguy cơ thấm dột mà còn gia tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho không gian sống. Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết trong bài viết của Công ty TNHH SƠN KENNY, bạn sẽ có thể áp dụng hiệu quả để đảm bảo trần nhà luôn khô ráo, sạch đẹp và tránh được tình trạng tái thấm trong tương lai.
Hãy lựa chọn vật liệu chất lượng và thực hiện đúng quy trình để ngôi nhà của bạn luôn bền vững theo thời gian. Truy cập https://kennypaint.com/ để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích ngay nhé.