Hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh, cấp xã diện hợp nhất, sáp nhập

Hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh, cấp xã diện hợp nhất, sáp nhập
12 giờ trướcBài gốc
Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW tổ chức Phiên họp lần thứ 3. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp (ảnh minh họa)
Nội dung xây dựng phương án nhân sự các bước tiến hành
Đối với phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập (bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và các đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy), Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị và xây dựng phương án nhân sự cụ thể, báo cáo xin ý kiến đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện phương án nhân sự chủ chốt của các địa phương, trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền; bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, đáp ứng yêu cầulãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động liên tục của các địa phương và không bị gián đoạn.
Đối với phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập và việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh (sau khi được chỉ định) đảm nhiệm cácchức danh lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc (không bao gồm cácchức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý):
Bước 1: Xây dựng và thông qua phương án nhân sự
- Chuẩn bị phương án nhân sự:Đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ Chính trị phân công (sẽ có thông báo của Trung ương) triệu tập, đồng chủtrì cùng các đồng chíbí thư tỉnh ủy, thành ủy trong diện hợp nhất, sáp nhập để họp với các đồng chí thường trực tỉnh ủy, thànhủy,đồng chí trưởng ban tổ chức của các địa phương trong diện hợpnhất, sáp nhập chuẩn bị các nội dung đểxây dựng phương ánnhân sự theoyêu cầu sau: (1) Báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ của các địa phương thuộc diện hợpnhất,sáp nhập về: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủyban kiểm tra cấp ủy, cơ cấu về độ tuổi, giới tính, dân tộc, trìnhđộ; đánh giá sơ bộ về thuận lợi, khó khăn, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.(2) Trên cơsở yêu cầu nhiệmvụ chính trị của đảng bộ sau hợp nhất,sáp nhập, tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo quy định; xây dựng phương án nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ,ủy ban kiểm tra cấp ủy và định hướng phân công cấpủy viên, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy,thành ủy đảm nhiệm cácchức danh lãnh đạo của cơ quan, đơn vị trực thuộc nhiệmkỳ hiệntại và cho nhiệmkỳ kế tiếp các nội dung, yêu cầu trên. (3) Đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Thông qua phương án nhân sự: Đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phốđược Bộ Chính trị phân công đồng chủtrì cùng các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thànhủy trong diện hợp nhất, sáp nhập tổ chức hội nghịban thường vụ tỉnhủy, thành ủy của các địa phương hợp nhất, sáp nhập (có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng)thảoluận, đónggóp ý kiến đểhoàn thiện và thông qua phương ánnhân sự. Trong quá trình thảoluận,nếu còn có ý kiếnkhác nhau hoặc chưa thống nhất, thìtổng hợp đầy đủ ý kiến, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo quyđịnh.
Bước 2:Trên cơ sở phương án nhân sự đã xây dựng, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy (của các địa phương hợp nhất, sáp nhập) báo cáo Ban Tổ chứcTrung ương xem xét, cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện phương án nhân sự trước khi báo cáo cấp có thẩmquyền chỉ định đối với nhân sự theo quy định.
Bước 3: Tiếpthu ý kiến và hoàn thiện phương án nhân sự.
Đồng chí lãnh đạo tỉnh,thành phố được Bộ Chính trị phân công đồng chủ trì cùng các đồngchí bí thư tỉnh ủy, thành ủy trong diện hợp nhất, sáp nhập họp với các đồng chí ban thường vụ các tỉnhủy, thành ủy của các địa phương hợp nhất, sáp nhập nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện phương án nhân sự để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét chỉ định nhân sự theo quy định (kèm theo hồ sơ nhân sự theo Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị).
Căn cứ quyết định chỉ định nhânsự của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy của địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập xem xét, quyết định việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của cáccơ quan, đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền và theo quyết định của Bộ Chính trị, BanBí thư và phương án nhânsự cấp ủy đã tiếp thu ý kiến của Ban Tổ chức Trung ương.
Phương án nhân sự ở cấp xã
Đối với phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp xã sau khi thành lập mới và việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp xã (sau khi được chỉ định) đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của các đơn vị ở cấp xã: Ban thường vụ các tỉnhủy, thành ủy căn cứ vào tiêuchuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượngnêu tại Chỉ thị mới của Bộ Chính trị và các quy định có liên quan; đồng thời, nghiên cứu các nội dung, yêu cầu xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh nêu trên để cụ thể hóa, chỉ đạo việc xây dựng và thông qua phương án nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp xã và việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp xã đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc nhiệm kỳ 2025 - 2030; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thực hiện và không trái với kết luận này.
Bộ Chính trị lưu ý trước khi kết thúc hoạt động của đơn vị hành chínhcấp huyện và thànhlập mới đơn vị hành chính cấp xã thìban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy cần chủ động tổng rà soátnguồn cán bộ cấp huyện, cấp xã để có phương án xem xét, điều động, phân công, bố trí các đồng chí cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy, bí thư, phó bí thư; cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, tương đương ở cấp huyện, lãnh đạo cấp xã vàphân công, chỉ định,bố trí, giới thiệu nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo ở cấp xã mới ngay khi được thành lập; bảo đảm kịp thời, không gián đoạn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu
Về quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu, việc xây dựng phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, Ủy ban kiểm tra cấp ủy, phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc sau hợp nhất, sáp nhập là công việc quan trọng, cần bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên cơ sở phát huy đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy (trước và sau hợp nhất, sáp nhập) và các cơ quan chức năng theo quy định; đồng thời, gắn kết chặt chẽ với việc nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh của các địa phương trong diện hợp nhất, sáp nhập bao gồm các đồng chí cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh đương nhiệm; đối với cấp xã mới thành lập, bao gồm cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp huyện sau khi kết thúc hoạt động được điều động, phân công về cấp xã và cấp ủy viên của cấp xã đương nhiệm, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Giữ vững nguyên tắc trong công tác nhân sự, bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, công bằng, công tâm, đúng quy định của Đảng, Nhà nước. Việc phân công, chỉ định, bố trí, giới thiệu nhân sự căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện. Trong đó đặc biệt coi trọng, đề cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực lãnh đạo, uy tín, nhất là có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp chung và có kết quả, sản phẩm công tác cụ thể. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ khoa học, công nghệ nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Tuyệt đối tránh khuynh hướng, tư tưởng cục bộ địa phương, "lợi ích nhóm", tiêu cực trong phân công, bố trí, giới thiệu cán bộ.
Không xem xét, phân công, bố trí, giới thiệu giữ chức vụ cao hơn, có vị trí quan trọng hơn đối với cán bộ đã bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 hoặc có vi phạm, khuyết điểm theo kết luận của cấp có thẩm quyền hoặc có thông tin về trách nhiệm cá nhân trong các vụ án, vụ việc, kết luận mà các cơ quan chức năng đang, sẽ điều tra, thanh tra, kiểm tra.
Tại thời điểm hợp nhất, sáp nhập, số lượng phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND và cấp phó của các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn so với quy định; đồng thời, việc phân công, bố trí số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy có thể nhiều hơn ở một số cơ quan, đơn vị trực thuộc; tuy nhiên, sau 5 năm, số lượng và việc bố trí nhân sự sẽ thực hiện theo quy định. Đối với đảng bộ cấp xã, phường, đặc khu (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới), thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là cấp ủy viên cấp tỉnh làm bí thư đảng ủy; trường hợp đặc biệt, nếu đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông, thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy làm bí thư đảng ủy.
Thường trực cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp xã và cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập phải thực sự là một tập thể tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, đoàn kết, thống nhất cao; bảo đảm tính kế thừa, phát triển và có cơ cấu đại diện cân đối, hài hòa giữa các địa phương; đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập và góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng.
Chủ động làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân; có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời đối với những hành vi, việc làm vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nhất là trong công tác bố trí, sắp xếp nhân sự.
Bộ Chính trị giao Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội chỉ đạo ràsoát, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan theo hướng: Khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã, thì không bầu cử các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND; trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội; trưởng các ban của HĐND vàủy viên UBND theo quy định, mà giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, thường trực HĐND cấptỉnh, cấp xã căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, tiến hành chỉ định, bổ nhiệm nhân sự đảm nhiệm các chức danh liên quan nêu trên. Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ địnhnhân sự không phải làđại biểu HĐND giữ các chức danh lãnh đạo HĐND cấp tỉnh, cấp xã mới thành lập.
Giao thường trực, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy của các địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập chủ động, phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Ban Tổ chứcTrung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng vàcác cơ quan liên quan trong việc chuẩn bị phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và địnhhướng phân côngcấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của cơ quan, đơn vị trực thuộc; đồng thời, chỉ đạo thực hiện các thủ tục liên quan theo quyết định của cấpcó thẩm quyền và xem xét, quyết định công tác nhânsự của địa phương theo phân cấp quản lý cán bộ, các quy định hiệnhành.
Giao Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan chức năng phối hợp chặtchẽ với các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để tham mưu công tác nhânsự thuộc diện Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư quản lý; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trịvề công tác nhânsự bảo đảm đúng quy định của Đảng, phápluật của Nhà nước.
Trong quá trìnhthực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) để xem xét, hướng dẫn.
Theo Kết luận số 150-KL/TW, tiêu chuẩn cấp ủy viên, ủy ban kiểm tra cấp ủy, các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị cơ bản thực hiện theo Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 4/8/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; tiêu chuẩn cấp ủy viên nêu tại Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng và các quy định liên quan của cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ. Trong đó, cần cụ thể hóa rõ hơn tiêu chuẩn về chính trị; trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo; kết quả, sản phẩm cụ thể... của cán bộ thuộc diện ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy quản lý (gồm cả cán bộ cấp xã) và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để làm căn cứ, cơ sở xem xét, bố trí theo thẩm quyền.
NINH TUÂN
Nguồn Hải Dương : https://baohaiduong.vn/huong-dan-xay-dung-phuong-an-nhan-su-cap-uy-cap-tinh-cap-xa-dien-hop-nhat-sap-nhap-409382.html