Huyện Cam Lộ quan tâm thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới

Huyện Cam Lộ quan tâm thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới
3 giờ trướcBài gốc
Trồng cây dược liệu tại Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân - Ảnh do cơ sở cung cấp
Để thực hiện tiêu chí về tổ chức sản xuất, huyện Cam Lộ tập trung chỉ đạo chuyển đổi quy mô sản xuất nông nghiệp sang tập trung, chuyên canh, đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa hợp tác xã (HTX) với HTX, giữa HTX với doanh nghiệp, nhà khoa học tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa ngày càng lớn.
Đồng thời xây dựng đội ngũ nông dân tiên tiến làm nòng cốt thực hiện các phong trào thi đua sản xuất. Thực hiện bồi dưng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý HTX có đủ năng lực, đạo đức phẩm chất để tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
Đến nay, có 13/13 HTX của huyện đã hoàn thành chuyển đổi tổ chức và hoạt động theo Luật HTX 2012. Có 20 tổ hợp tác (THT) đã đăng ký thành lập tại UBND xã, các thành viên đã góp vốn, góp sức để cùng nhau sản xuất, chia sẻ lợi nhuận.
Nhờ vậy, hoạt động của các HTX, THT từng bước củng cố về tổ chức quản lý, vốn quỹ, về trách nhiệm và quan hệ giữa thành viên với HTX. Các HTX, THT nông nghiệp đã phát huy vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho nông dân, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản.
Cùng với đó, địa phương đã quan tâm quy hoạch vùng liên kết sản xuất, tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh thực hiện chui liên kết, tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu biểu như xã Cam Tuyền liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ cây dược liệu an xoa trên diện tích 5,27 ha, sản lượng tiêu thụ 80 tấn; 6 ha cà gai leo liên kết với Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân, hiện nay đang mở rộng thêm vùng trồng ở Bản Chùa và các vùng lân cận.
Các xã Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Tuyền, Cam Thủy liên kết với Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị tiêu thụ sản phẩm mủ tươi cao su với diện tích trên 4.297 ha, diện tích cho khai thác mủ trên 3.403 ha, năng suất mủ khô ước đạt 12 tạ/ha, sản lượng hơn 4.084 tấn. Xã Cam Thành liên kết với Công ty TNHH MTV Từ Phong để sản xuất tinh dầu lạc với diện tích 200 ha, sản lượng 5.000 tấn...
Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp gắn với chế biến, huyện đã n lực kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết chế biến, tiêu thụ một số nông sản chủ lực, quan tâm khuyến khích h trợ công nhận làng nghề truyền thống, xây dựng làng nghề mới góp phần tiêu thụ một số nông sản sản xuất trên địa bàn.
Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương, đến nay, trên địa bàn huyện Cam Lộ có 7/7 xã có sản phẩm nông sản chủ lực được các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với vùng nguyên liệu.
Đơn cử như xã Cam Tuyền có sản phẩm OCOP “Măng chua An Thái” được công nhận, phân hạng sản phẩm 3 sao; xã Cam Hiếu có sản phẩm OCOP “Chuối tiêu Cam Hiếu” được công nhận, phân hạng sản phẩm 3 sao; xã Thanh An với sản phẩm gạo sạch Cam An đã được ứng dụng chuyển đổi số để truy xuất nguồn gốc sản phẩm với diện tích 10 ha...Ngoài các sản phẩm OCOP, còn có nhiều vùng sản xuất được cấp mã vùng như sản xuất lạc VietGap xã Cam Thành; vùng sản xuất ném xã Cam Chính và Thanh An; cây dược liệu an xoa...
Huyện Cam Lộ đã triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường. Hiện tại, làng nghề cao dược liệu Định Sơn, xã Cam Nghĩa mi năm sản xuất được khoảng 130 tấn cao các loại, doanh thu từ cao dược liệu ước đạt 17 tỉ đồng/năm.
Nhờ nghề nấu cao dược liệu, đời sống của người dân Định Sơn hiện nay có nhiều đổi thay, nhiều hộ đã xây dựng cơ ngơi khang trang, mua sắm xe ô tô các loại để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh, bộ mặt thôn xóm khởi sắc. Đối với làng nghề bún Cẩm Thạch, xã Thanh An, để phát triển làng nghề bền vững, chính quyền địa phương đã có những định hướng cụ thể về việc quy hoạch vùng sản xuất và vùng nguyên liệu cho làng bún Cẩm Thạch.
Thời gian tới sẽ quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu, nhãn mác cho bún Sòng, thành lập các THT, ưu tiên vay vốn ưu đãi, làm cầu nối để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm...
Các tổ khuyến nông cộng đồng trên địa bàn cũng được thành lập và hoạt động khá hiệu quả. Địa phương đã xây dựng mạng lưới khuyến nông để tư vấn, chuyển giao công nghệ và tiếp nhận thông tin phản hồi từ thực tế sản xuất, tuyên truyền, triển khai, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưng kiến thức về chính sách, pháp luật cho các tổ viên và người dân để nâng cao năng lực hoạt động.
Thông qua tổ khuyến nông cộng đồng đã trực tiếp trao đổi, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất theo đúng quy trình, lịch thời vụ, bám sát đồng ruộng, kịp thời phát hiện, hướng dẫn nông dân phòng, trừ sâu bệnh. Từ đó góp phần tăng năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo hiệu quả cả về KT-XH và bảo vệ môi trường.
Nổi bật như chương trình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; mô hình trồng rừng g lớn. Ngoài ra trong lĩnh vực thủy sản có các mô hình tiêu biểu như nuôi cua đồng trong ruộng lúa; mô hình nuôi ốc nhồi...
Để tiếp tục thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất, trong thời gian tới, huyện Cam Lộ sẽ rà soát các tiêu chí đạt thấp, xây dựng các giải pháp cụ thể để hoàn thành các tiêu chí hướng đến xây dựng NTM kiểu mẫu, xây dựng thị trấn văn minh đô thị.
Đồng thời tập trung huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để h trợ, hướng dẫn các xã, thị trấn, vận động Nhân dân tiếp tục nâng cao các chỉ tiêu thuộc tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM nâng cao, hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Xây dựng huyện NTM kiểu mẫu theo hướng nông nghiệp có giá trị gia tăng cao gắn với môi trường xanh-sạch-đẹp.
Thanh Lê
Nguồn Quảng Trị : http://www.baoquangtri.vn/huyen-cam-lo-quan-tam-thuc-hien-tieu-chi-to-chuc-san-xuat-trong-xay-dung-nong-thon-moi-189822.htm