Ảnh: Sean Gallup.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh có báo cáo Mỹ đang sắp xếp việc chuyển giao hệ thống Patriot đã được tân trang từ Israel sang Ukraine.
Tuyên bố của Hy Lạp, được Kathimerini đưa tin và The Telegraph trích dẫn, là rõ ràng: Athens không cân nhắc chuyển giao hệ thống phòng không tiên tiến của mình cho Ukraine.
Lập trường này xuất hiện sau nhiều tuần đồn đoán, được thúc đẩy bởi các báo cáo từ tờ The New York Times và Reuters, rằng Hy Lạp và Đức đang được xem xét là những nhà tài trợ tiềm năng hệ thống Patriot cho Ukraine, đặc biệt là sau khi Mỹ đạt được thỏa thuận tân trang và chuyển giao một hệ thống Patriot trước đây đặt tại Israel.
Quyết định của Hy Lạp trái ngược với những động thái gần đây của các quốc gia khác, chẳng hạn như Romania, quốc gia cam kết cung cấp hệ thống Patriot vào tháng 6/2024, và Đức, quốc gia đã cung cấp 3 hệ thống kể từ năm 2023. Đối với Hy Lạp, việc từ chối có thể xuất phát từ các yêu cầu chiến lược.
6 hệ thống tên lửa Patriot của Hy Lạp, được mua từ năm 1998 đến năm 2004, đóng vai trò không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ quốc gia, đặc biệt là bảo vệ Athens và các cơ sở quân sự quan trọng khỏi các mối đe dọa tiềm tàng, bao gồm căng thẳng với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của NATO mà Hy Lạp có lịch sử bất đồng.
Việc Hy Lạp từ chối diễn ra vào thời điểm Ukraine đang thúc giục các đồng minh phương Tây tăng cường hỗ trợ phòng không để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga.
Quyết định của Hy Lạp cũng phản ánh xu hướng rộng hơn trong các ưu tiên quốc phòng của châu Âu. Vào đầu tháng 4/2025, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis đã công bố kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng trị giá 27 tỷ đô la, bao gồm việc phát triển Shield of Achilles, một hệ thống phòng không nhiều lớp tích hợp Patriots với các công nghệ mới như tên lửa Aster-30 của Pháp và radar Thales.
Việc Hy Lạp từ chối cung cấp Patriot cho Ukraine, mặc dù gây thất vọng cho Kiev, là một quyết định thực tế bắt nguồn từ tính toán an ninh quốc gia của nước này.
TD