Jet lag là là hội chứng thay đổi múi giờ xảy ra khi mọi người di chuyển nhanh qua các khu vực chênh lệch múi giờ và gây ra các rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi.
1. Nguyên nhân gây ra hội chứng jet lag
Hội chứng lệch múi giờ xảy ra vì đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn được đồng bộ với múi giờ ban đầu của bạn. Nó không thay đổi theo múi giờ nơi bạn đã đi du lịch. Càng nhiều múi giờ giao nhau, bạn càng có khả năng bị hội chứng lệch múi giờ.
NỘI DUNG:::
1. Nguyên nhân gây ra hội chứng jet lag
2. Triệu chứng jet lag
3. Hội chứng jet lag có lây không?
4. Phòng ngừa hội chứng jet lag
5. Điều trị jet lag
Hội chứng lệch múi giờ có thể xảy ra bất cứ khi nào bạn đi qua hai hoặc nhiều múi giờ. Đi qua nhiều múi giờ khiến đồng hồ sinh học bên trong của bạn không đồng bộ với thời gian ở địa phương mới. Đồng hồ sinh học bên trong của bạn, còn được gọi là nhịp sinh học, điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức của bạn. Ngoài ra, jet lag còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
Ánh sáng mặt trời
Áp suất và bầu khí quyển của máy bay
Các yếu tố rủi ro khác: tuổi tác, số múi giờ vượt qua (vượt qua càng nhiều múi giờ nguy cơ jet lag càng cao)…
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Bá Tuấn - Chuyên ngành Nội thần kinh, Phòng Bảo vệ sức khỏe TW5 - Bệnh viện Hữu Nghị.
2. Triệu chứng hội chứng jet lag
Triệu chứng của hội chứng jet lag khác nhau ở mỗi người, có thể biểu hiện một hoặc nhiều triệu chứng. Thông thường, các triệu chứng của jet lag xảy ra trong 1-2 ngày đầu của chuyến đi, khi khoảng cách di chuyển thay đổi ít nhất 2 múi giờ.
Hội chứng lệch múi giờ có thể gây ra tình trạng mệt mỏi vào ban ngày, cảm giác không khỏe, khó giữ tỉnh táo và các vấn đề về dạ dày. Mặc dù các triệu chứng chỉ là tạm thời, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến sự thoải mái của bạn khi đi nghỉ hoặc trong chuyến công tác. Nhưng bạn có thể thực hiện các bước để giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt tác động của hội chứng lệch múi giờ. Các triệu chứng lệch múi giờ có thể bao gồm:
Các vấn đề về giấc ngủ như không ngủ được hoặc thức dậy sớm.
Mệt mỏi vào ban ngày.
Không thể tập trung hoặc hoạt động ở mức bình thường.
Các vấn đề về dạ dày như táo bón hoặc tiêu chảy.
Cảm giác chung là không khỏe.
Thay đổi tâm trạng.
3. Hội chứng jet lag có lây không?
Hội chứng jet lag không phải bệnh lý lây truyền
Hội chứng lệch múi giờ có thể xảy ra bất cứ khi nào bạn đi qua hai hoặc nhiều múi giờ.
4. Phòng ngừa hội chứng jet lag
Một số thói quen sau đây có thể giúp ngăn chặn hoặc giảm bớt ảnh hưởng của jet lag:
- Nên đến sớm trước một vài ngày: Nếu có một cuộc họp quan trọng hoặc sự kiện đòi hỏi sức khỏe ở trạng thái tốt nhất, hãy thu xếp đến sớm hơn vài ngày để cơ thể có thời gian điều chỉnh và thích nghi.
- Nghỉ ngơi nhiều trước mỗi chuyến đi.
- Dần dần điều chỉnh lịch trình trước chuyến đi: Nếu có dự định sẽ di chuyển về phía đông, thử đi ngủ sớm hơn một giờ mỗi đêm trong vài ngày trước khi khởi hành. Đi ngủ sau một giờ trong vài đêm nếu đi về phía tây. Nếu có thể, nên ăn các bữa ăn gần với thời gian sẽ dùng bữa tại điểm đến sắp tới.
- Điều chỉnh việc tiếp xúc với ánh sáng: Vì tiếp xúc với ánh sáng là một trong những ảnh hưởng chính đến nhịp sinh học của cơ thể, nên việc điều chỉnh phơi sáng có thể giúp cơ thể điều chỉnh với vị trí mới. Nói chung, tiếp xúc với ánh sáng vào buổi tối giúp điều chỉnh về múi giờ muộn hơn so với thông thường (đi về phía tây), trong khi tiếp xúc với ánh sáng buổi sáng có thể giúp cơ thể thích nghi với múi giờ sớm hơn (đi về hướng đông).
- Uống nhiều nước. Mất nước có thể làm cho các triệu chứng của jet lag tồi tệ hơn. Tránh uống rượu và caffeine, vì những thứ này có thể gây ra tình trạng mất nước và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Cố gắng ngủ trên máy bay nếu đó là ban đêm tại điểm đến. Nếu nơi đến đang là ban ngày, hãy cố gắng chống lại cơn buồn ngủ.
Jet lag không chỉ xảy ra với những người di chuyển từ nơi này đến nơi khác lệch nhau về múi giờ mà còn gặp ở những người làm việc theo ca.
5. Điều trị hội chứng jet lag
Jet lag là tình trạng tạm thời và không cần thiết điều trị. Các triệu chứng thường giảm dần và biến mất trong vòng vài ngày. Một số thói quen sau đây có thể giúp bạn nhanh chóng thích nghi với múi giờ mới:
Tích cực vận động vào ban ngày ngay cả khi cảm thấy mệt mỏi;
Buộc bản thân đi ngủ theo đúng giờ nơi bạn ở
Điều chỉnh ánh sáng, để phòng sáng vào ban ngày và tối vào ban đêm;
Điều chỉnh thời gian ăn uống theo thời gian biểu của nơi mà bạn đang sống;
Tắm vòi sen với nước nóng giúp bạn thư giãn và dễ ngủ hơn.
Nếu những triệu chứng không được cải thiện, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được điều trị thích hợp. Một số biện pháp điều trị bao gồm:
Nội khoa: bổ sung Melatonin, non-benzodiazepines, benzodiazepines
Sử dụng liệu pháp ánh sáng
ThS.BS Lê Bá Tuấn