Kết hôn muộn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe sinh sản?
Đối với phụ nữ
Việc kết hôn và sinh con muộn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn có thể gây khó khăn trong việc thụ thai và tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và con.
Kết hôn muộn đồng nghĩa với việc sinh con muộn, gây ảnh hưởng đến thai nhi và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản.
Các bệnh lý phổ biến bao gồm lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, và u xơ tử cung. Những tình trạng này không chỉ làm giảm khả năng thụ thai mà còn gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, phụ nữ lớn tuổi mang thai có nguy cơ cao bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, hoặc sinh non.
Đối với nam giới
Đàn ông kết hôn và sinh con muộn có thể đối mặt với các vấn đề như suy giảm nồng độ hormone testosterone, giãn tĩnh mạch tinh, hoặc viêm nhiễm đường sinh dục, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản và sức khỏe tổng thể.
Các nguy cơ khác
Vô sinh và hiếm muộn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.
Các biến chứng thường gặp bao gồm tăng huyết áp, tiền sản giật, và nguy cơ phải sinh mổ cao hơn.
Nguy cơ sảy thai, thai lưu hoặc sinh non.
Gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh đẻ.
Trẻ sinh ra từ những cha mẹ lớn tuổi có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh lý di truyền như hội chứng Down.
Trẻ cũng dễ bị sinh non hoặc thiếu cân, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe lâu dài trong tương lai.
Áp lực tinh thần
Việc thường xuyên lo lắng về sức khỏe của con, áp lực kinh tế khi nuôi dạy con ở độ tuổi trung niên, và cảm giác hụt hơi khi phải đồng hành cùng con trong các giai đoạn phát triển sau này.
Kiểm tra sức khỏe sinh sản khi kết hôn muộn là điều cần thiết.
Cần chuẩn bị những gì nếu muốn sinh con nhưng kết hôn muộn?
Nên làm các xét nghiệm sau: xét nghiệm máu kiểm tra men gan, mỡ máu, đường huyết, và phát hiện các bệnh lây nhiễm nguy hiểm như: HIV, viêm gan B,…
Kiểm tra huyết áp và nồng độ cholesterol để đánh giá tình trạng sức khỏe và tim mạch.
Làm tinh dịch đồ ở người chồng để kiểm tra số lượng và tình trạng của tinh trùng.
Nên chụp kiểm tra tử cung, vòi trứng để phát hiện các dấu hiệu bất thường tránh trường hợp chửa trứng hay mang thai ngoài tử cung...
Kiểm tra tính di truyền và xin tư vấn của bác sĩ nếu tiền sử gia đình có người bị các bệnh di truyền như máu không đông, thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm,… hay bị Down, dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh, chậm phát triển trí tuệ…
Từ bỏ những thói quen sinh hoạt xấu như hút thuốc lá, uống bia, rượu, cà phê hoặc sử dụng các chất kích thích khác.
Bố và mẹ cần phải bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng giàu axit folic và vitamin C để tăng cường chất lượng trứng cũng như tinh trùng.
Cần kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định mang thai để chắc chắn rằng bạn có một sức khỏe tốt cho thai kỳ sắp tới.
Nên kiểm tra sức khỏe thai kỳ đều đặn.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý không nên để tinh thần quá mệt mỏi, căng thẳng.
Bs. Nguyễn Đào Hải