Những yếu tố góp phần vào khả năng này bao gồm sự chậm trễ trong việc triển khai các cơ sở sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới tại Mỹ, nguy cơ gián đoạn vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine và các lệnh trừng phạt nhằm vào các dự án LNG của Nga.
Một cơ sở dự trữ khí đốt ở Zsana, Hungary. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Alexey Grivach, Phó Giám đốc điều hành Quỹ An ninh Năng lượng quốc gia, cho rằng thị trường khí đốt hiện nay có thể đã chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Mặc dù châu Âu đang đối mặt với các khó khăn kinh tế, giá khí đốt vẫn ở mức cao. Tình hình tại châu Á cũng không khả quan. Với các vấn đề có thể phát sinh tại thị trường châu Âu vào mùa Đông nếu thời tiết lạnh giá kéo dài, đặc biệt khi kết hợp với những yếu tố bất lợi khác.
Ông Sergey Vetchinin, tác giả của kênh Telegram chuyên về ngành dầu khí "Oil and Gas World," nhận định rằng tình trạng thiếu hụt khí đốt là điều hoàn toàn có thể xảy ra, do sự chậm trễ trong khai trương các cơ sở LNG mới và các biện pháp trừng phạt quốc tế sẽ ảnh hưởng xấu đến dự án Arctic LNG 2. Các khách hàng tiềm năng lo ngại những rủi ro pháp lý hoặc kinh tế khi mua khí LNG từ một dự án bị trừng phạt.
Trong khi đó, ông Maxim Malkov, người đứng đầu bộ phận dịch vụ của công ty tư vấn dầu khí Kept, lại tỏ ra lạc quan hơn. Theo ông, với các năng lực sản xuất LNG hiện tại, nguồn cung khí đốt vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường, và sự thiếu hụt sẽ khó xảy ra nếu tình hình ổn định. Ông nhấn mạnh rằng châu Âu đang giảm tiêu thụ khí đốt, xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc đang gia tăng, Nhật Bản đang khôi phục năng lượng hạt nhân, trong khi các quốc gia Nam Á vẫn gặp phải những hạn chế về cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG, do đó nhu cầu không có dấu hiệu tăng mạnh. Thiếu hụt khí đốt chỉ có thể xảy ra nếu một loạt yếu tố kết hợp, bao gồm sự tăng trưởng kinh tế ở châu Á, mùa Đông lạnh giá, mùa Hè nóng bức tại châu Âu và châu Á, cùng các sự cố làm giảm công suất của một số nhà máy LNG.
Thúc Anh (TTXVN)