Hungary, một quốc gia ở miền Trung châu Âu, Bắc giáp với Ukraine, Đông giáp với Romania, Tây giáp với Áo, và phía Nam giáp với Serbia, Croatia và Slovenia. Thủ đô: Budapset. Diện tích: 93.030 km2, dân số: 10.550.000 người. Phật giáo là một trong bốn tôn giáo chính ở Hungary, bao gồm Gia Tô, Tin lành, và Do Thái.
Tôn giáo ở Hungary rất đa dạng, trong đó Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất. Trong cuộc điều tra dân số quốc gia năm 2022, 42,5% dân số tự nhận mình là người theo Thiên Chúa giáo, 29,2% Công giáo (27,5% Nghi lễ La Mã và 1,7% Nghi lễ Hy Lạp ), 9,8% đạo Calvin, 1,8% đạo Luther, 0,2% Chính thống giáo Đông phương và 1,5% theo các giáo phái Kitô giáo khác. 1,3% dân số tự nhận mình là người theo các tôn giáo khác; các nhóm thiểu số theo Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Đức tin Baháʼí, Đạo giáo, Ősmagyar vallás và các tôn giáo Tân ngoại giáo khác, và Thời đại mới, hiện diện ở đất nước này. (Đồng thời, 40,1% dân số không trả lời, không xác định tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng của mình, trong khi 16,1% tự nhận mình không theo tôn giáo nào).
(Ảnh: Internet)
Phật giáo ở Hungary đã duy trì phát triển từ năm 1951 khi nhà nghiên cứu về Tây Tạng người Hungary và là người đứng đầu Mạn đà la Arya Maitreya cho Đông Âu, Trưởng lão cư sĩ Tiến sĩ Ernő Hetényi (1912-1999) thành lập Phái bộ Phật giáo tại Đức, với tư cách là thành viên của giáo đoàn Phật giáo Arya Maitreya Mandala (Phật giáo Đại thừa).
Tuy nhiên, cộng đồng Phật giáo đầu tiên đã được thành lập vào những thập niên 1890 tại Máramarossziget (ngày nay là Sighetu Marmației, một phần của Romania). Đại diện đầu tiên của Phật giáo ở Hungary, Trưởng lão cư sĩ József Hollósy (1860-1898) đã tị nạn và diễn dịch Buddhista Kátét (‘Triết lý đạo Phật’) (1893) - triết lý đạo Phật đầu tiên được diễn dịch bằng tiếng Hungary.
Trưởng lão cư sĩ Ernő Hetényi thành lập Phái bộ Phật giáo ở Đức, với tư cách là thành viên của giáo đoàn Phật giáo Arya Maitreya Mandala (Phật giáo Đại thừa). Tuy nhiên, cộng đồng Phật giáo ở Hungary đầu tiên đã được thành lập vào những thập niên 1890 tại Máramarossziget (ngày nay là Sighetu Marmației, một phần của Romania).
Trưởng lão cư sĩ József Hollósy (1860-1898) đã tị nạn và diễn dịch Buddhista Kátét (‘Triết lý đạo Phật’) (1893) - Triết lý đạo Phật đầu tiên được diễn dịch bằng tiếng Hungary. Theo đó, cho đến ngày nay phật pháp đã có mặt ở Hungary hơn một thế kỷ.
Năm 1933, nhà ngữ văn và nhà phương Đông học người Hungary, người sáng lập ra lĩnh vực Tây Tạng học, tác giả của cuốn từ điển và ngữ pháp tiếng Tây Tạng - Anh đầu tiên, Trưởng lão cư sĩ Sándor Kőrösi Csoma (Alexander Csoma de Kőr, 1784-1842) - cuốn từ điển và ngữ pháp tiếng Tây Tạng - Anh đầu tiên này, gồm hơn 20.000 mục từ có bản dịch tiếng Anh, từ điển này được tạo ra trong chuyến du hành của tác giả Trưởng lão cư sĩ Sándor Kőrösi Csoma, trong thời gian đó, ông đã dành hết tâm huyết cho việc nghiên cứu ngôn ngữ này. Vẫn rất được các nhà ngôn ngữ học quan tâm ngày nay, từ điển này bắt đầu bằng một hướng dẫn hữu ích để đọc và hiểu các từ tiếng Tây Tạng, với giá trị của từng âm tiết được đưa ra bằng chữ La Mã. Bản thân các mục từ được sắp xếp chủ yếu theo ba mươi phụ âm của ngôn ngữ này, với các dạng động từ bất quy tắc được liệt kê khi cần thiết. Trưởng lão cư sĩ Sándor Kőrösi Csoma đã được người Nhật Bản tuyên bố là một bosatsu hoặc Bồ tát vào năm 1933. Ở Hungary, József Hollósy được coi là vị bồ tát thứ hai.
Năm 1934 nơi đây Phật giáo vẫn có tổ chức những buổi hội họp, nhưng lại thiếu một nơi thích hợp và nhiều khó khăn khác nảy sinh, rồi đến năm 1935 mối đe dọa thế chiến thứ hai đến gần nên phong trào đã ngưng lại.
Ngay sau khi nỗ lực đầu tiên nhằm thành lập một tăng đoàn ở Hungary đã chấm dứt, năm 1937 và 1938 có những bức thư gửi từ Thiên Tân, Trung Hoa của một vị Hòa thượng gốc Hungary, trong thư Ngài tuyên bố với bạn bè của mình về việc quay lại quê nhà để thành lập một Tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh hòa hợp. Con người đặc biệt khác thường này tục danh Trebitsch-Lincoln Ignác (1879–1943), đạo hiệu Chiếu Không (照空) nguyên quán tại Paks, một thành phố thuộc hạt Tolna, Hungary. Từ những lá thư này cho thấy rõ rằng Ngài có ý định trở về Hungary cùng với mười vị để tử và hoạt động để phát triển đạo Phật ở quê hương Hungary. Nhưng Chính quyền Hungary thời ấy không cho phép Ngài làm việc đó.
Hai nỗ lực ấy trong những thập niên 1930, nhắm vào việc thành lập một tổ chức Phật giáo ở Hungary đã thất bại.
Do nhân duyên bồ đề quyến thuộc phật pháp, hoa Bát nhã tỏa ngát hương rừng thiền đất nước Hungary, nỗ lực thứ ba đã thành công sau đó, vào năm 1931 Tiến sĩ Ernest Hetenyl - Lạt Ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, người sáng lập và Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, viếng thăm Italy với tư cách một nhà báo, trên đại lộ dẫn đến thành phố Bari đã gặp và tiếp xúc với một Tăng sĩ Phật giáo gốc người Ðức, pháp hiệu là Liên Hoa (Padma). Nhà sư này đã có ý định mang Phật giáo đến phát triển ở đất nước quê hương của mình.
Trong ba thập niên 1960, 1970 và 1980, Phật giáo Hungary dường như không phát triển vì thể chế chính trị tại xứ sở này không ưu đãi cho tôn giáo. Theo sau sự sụp đổ của Liên Xô, các nước Trung và Ðông Âu dần dần ổn định lại chế độ chính trị và kinh tế, những cải cách xã hội, văn hóa, tôn giáo đã được quan tâm và tiến hành một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
Riêng về phía Phật giáo thì đầu năm 1992, tại thủ đô Budapest, Giáo Hội Phật Giáo Hungary đã thành lập trường The Gate of Dharma Buddhist College với 120 sinh viên Hungary ghi danh và học khóa đầu tiên. Ông Farkas Pal, 50 tuổi, hiệu trưởng của Trường, cho biết rằng, trước đây có nhiều sự hạn chế và phân biệt đối với hầu hết các tôn giáo tại Hungary. Nhưng sau khi dân chủ được thiết lập trên xứ sở này thì mọi thứ đều thay đổi, nhất là về mặt tự do tín ngưỡng. Trước đó, đất nước Hungary chỉ có bốn Tôn giáo được chính quyền công nhận, còn những tôn giáo khác kể cả Phật giáo thì không được thừa nhận.
Tiền thân của Trường The Gate of Dharma Buddhist College này là Viện Nghiên cứu Ðông phương (Institute of Oriental Studies), ba trong số những người đứng ra thành lập Trường Phật học này là thành viên của Ban Ðiều hành viện. Tất cả các vị ấy đều là những người có tâm huyết và muốn phục hưng Phật giáo tại Hungary.
Ở Hungary, Phật giáo có nhiều hình thức, tất cả đều có trường phái tư tưởng độc lập riêng. Các tổ chức khác nhau cùng tồn tại khá hòa hợp, nhưng sự giao tiếp tích cực giữa chúng khá yếu ớt.
Công trình xây dựng chính thức có bảy Bảo tháp Phật giáo đã được khánh thành ở Hungary: Hai bảo tháp ở Budapest, thủ đô và thành phố đông dân nhất của Hungary, và một trong những thành phố lớn nhất trong Liên minh Châu Âu và một bảo tháp ở Budakeszi, một thành phố thuộc hạt Pest, Hungary, Bükkaranyos, một thị trấn thuộc hạt Borsod-Abáuj-Zemplén, Hungary (Csernely), Zalaszántó, Tar và Becskén.
Bảo tháp Hòa bình ở Zalaszántó, một thị trấn thuộc hạt Zala, Hungary là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất ở châu Âu với chiều cao 30 mét và chiều rộng 24 mét.
Hungary có một trường đại học Phật giáo mang tên Dharma Gate Đại học Phật giáo Budapest (TKBF) ở Budapest, thủ đô và thành phố đông dân nhất của Hungary.
Lịch sử
Tôn giáo cổ đại của các bộ lạc Hungary là Shaman giáo (Shamanisme) là một loại tôn giáo nguyên thủy, sùng bái đa thần (polythéisme), tin vào vạn vật hữu linh (animisme), còn gọi Vật linh giáo, tin vào linh hồn bất diệt, nhưng có lẽ một số người đã tình cờ gặp Phật giáo trong quá trình di cư về phía tây và một số người trong số họ có thể đã coi Phật giáo là tôn giáo của họ.
(Ảnh: Internet)
Do Phật giáo thực hiện khoan dung tôn giáo với các tôn giáo khác, người ta có thể thực hành hai hoặc nhiều truyền thống cùng một lúc, như trường hợp của các bộ lạc Tây Tạng và Mông Cổ. Vào thế kỷ XV, một Geleotti, một triết gia nhân văn, đã chạy trốn khỏi tòa án dị giáo, đã tìm thấy nơi ẩn náu tại triều đình của vua của Hungary và Croatia, Matthias Corvinus (trị vì 1458-1490). Nhà nhân văn, nhà thơ, triết gia và chiêm tinh học vào thế kỷ XV, Giáo sư Galeotti gọi đức Phật là “nhà hiền triết Ấn Độ” và ông nghĩ rằng thủ đô của đất nước, Buda được đặt theo tên của ông.
Nhà ngữ văn và nhà phương Đông học, Trưởng lão cư sĩ Sándor Kőrösi Csoma (Alexander Csoma de Kőr, 1784-1842), với hy vọng tìm thấy quê hương cổ xưa của người Hungary, muốn đi đến Ấn Độ qua Afghanistan, và xa hơn nữa là Mông Cổ qua Tây Tạng. Cuối cùng, ông đến một khu vực nằm ở bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ, nằm ở phía bắc của Ấn Độ. Trong thời gian này tại thung lũng Zanskar nép mình ở một góc hẻo lánh của Ladakh, là một trong những địa điểm mê hoặc nhất để ghé thăm trên dãy Himalaya của Ấn Độ - Trưởng lão cư sĩ Sándor Kőrösi Csoma là người châu Âu đầu tiên đến thăm thung lũng Zanskar tuyệt đẹp này - ông đã đắm mình trong 16 tháng nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Tây Tạng và Phật giáo Ấn Độ-Tây Tạng là cốt lõi của nền văn học này, với một vị Lạt ma địa phương, Sangs-rgyas-phun-tshogs.
Bandé Sangs-rgyas Phun-tshogs, một Lạt Ma uyên bác của Zangskár
Ngài là một trong những người châu Âu đầu tiên thành thạo tiếng Tây Tạng và đã đọc hai bộ bách khoa toàn thư vĩ đại về văn học Phật giáo Ấn Độ-Tây Tạng, Kangyur (100 tập) và bsTan-'gyur (224 tập), trong đó có bản dịch các sách Phật giáo được mang từ Ấn Độ về. Trưởng lão cư sĩ Sándor Kőrösi Csoma được phong danh hiệu Bồ tát tại Tokyo vào năm 1933 tại Đại học Phật giáo Taishyo với tên gọi Csoma Bosatsu.
Sau Trưởng lão cư sĩ Sándor Kőrösi Csoma
Phật giáo xuất hiện lần đầu tiên ở Hungary vào cuối những năm 1890, khi Họa sĩ, triết gia Phật giáo, đại diện đầu tiên của Phật giáo ở Hungary, Trưởng lão cư sĩ József Hollósy (1860-1898), anh trai của họa sĩ người Hungary, một trong những đại diện vĩ đại nhất của chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực Hungary thế kỷ 19, Simon Hollósy (1857-1918), quy y Tam bảo trở thành Phật tử và viết Buddhaa Káté (1893).
Họa sĩ và triết gia người Slovak - Hungary, một trong những nhân vật bí ẩn nhất trong lịch sử nghệ thuật Hungary, Nam tước László Mednyánszky (1852-1919) đang thực hiện các bản phác thảo về Sự xuất hiện của người Hungary, bức tranh của họa sĩ người Hungary, Árpád Feszty (1856-1914), ở thành phố Máramarossziget, tây bắc Romania. Triết gia Phật giáo, đại diện đầu tiên của Phật giáo ở Hungary, Trưởng lão cư sĩ József Hollósy lãnh đạo một nhóm Phật giáo đã trở thành người có ảnh hưởng lớn đối với Nam tước László Mednyánszky. Kết quả là ông đã cống hiến phần đời còn lại của mình cho Phật giáo. Nam tước László Mednyánszky là nghệ sĩ Hungary đầu tiên đại diện cho Phật giáo bằng sự lựa chọn màu sắc và chủ đề của mình.
Có một cộng đồng Phật giáo khác ở Budapest, thủ đô và thành phố đông dân nhất của Hungary, và một trong những thành phố lớn nhất trong Liên minh Châu Âu từ năm 1931 đến năm 1935. Nhân vật chính là Kiến trúc sư người Hungary, một nhân vật kiệt xuất của phong cách kiến trúc Tân nghệ thuật Hungary, nhà thiết kế của nhiều tòa nhà quan trọng, László Vágó (1875-1933) và họa sĩ họa sĩ và nghệ sĩ Tibor Boromisza (1880-1960). Con dấu của họ tượng trưng cho Đức Phật dưới một cánh cổng lộng lẫy (cánh cửa trang trí công phu) được bao quanh bởi một dòng chữ: “Magyar Buddhaák” (Phật tử Hungary).
Tiểu thuyết gia lịch sử, nhà văn và nhà báo người Hungary Géza Gárdonyi (1863-1922) cũng tin vào sự tái sinh và có một thời gian ông muốn cải sang đạo Phật.
Nhà nghiên cứu về Tây Tạng người Hungary và là người đứng đầu Mạn đà la Arya Maitreya cho Đông Âu, Trưởng lão cư sĩ Tiến sĩ Ernő Hetényi (hay còn gọi là Ernest Hetényi 1912–1999) là người sáng lập ra hội Phật giáo Hungary vào năm 1951. Từ đó, lần đầu tiên Đoàn thể Phật giáo (Sangha) chính thức hiện diện ở Hungary.
Ngày thành lập thực tế của Phái bộ Phật giáo Hungary là ngày 18 tháng 2 năm 1952. Dòng Phật giáo Đức Arya Maitreya Mandala được thành lập bởi Lama Anagarika Govinda, nhà du hành, triết gia, họa sĩ và nhà thơ người Đức. Dòng này thuộc về Đại thừa và các nghi lễ của nó tuân theo truyền thống Tây Tạng. Ernő Hetényi là người thứ ba tốt nghiệp từ dòng này.
Trong thời kỳ chịu ảnh hưởng của Liên Xô, việc thực hành tôn giáo không được khuyến khích, nhưng hoạt động của cộng đồng Phật giáo được chính quyền dung thứ. “Năm 1956, Trưởng lão cư sĩ Tiến sĩ Ernő Hetényi thành lập Viện Phật học Alexander Csoma des Körös, cơ sở học thuật đầu tiên của dòng tu tại Châu Âu. Ông đã rất thành công trong việc củng cố mối quan hệ của dòng tu với các cộng đồng và tổ chức Phật giáo ở Mông Cổ và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.”
Năm 1956, Phái bộ Phật giáo được tuyên bố là trung tâm Đông Âu để thúc đẩy Phật giáo ở các nước láng giềng. Phái bộ nhằm mục đích đại diện cho tất cả các trường phái Phật giáo mà không thiên vị. Việc thành lập Viện Phật giáo Quốc tế Kőrösi Csoma Sándor tại Berlin cũng nhằm mục đích đạt được mục tiêu tương tự. Trong những chuyến du hành về phía đông của mình, Trưởng lão cư sĩ Tiến sĩ Ernő Hetényi đã đến thăm các cơ sở tự viện Phật giáo ở Ấn Độ, Mông Cổ, Buryatia và Lào. Ông đã nhận được sự trao quyền từ các vị Lạt ma Tây Tạng và Mông Cổ và vào năm 1982, ông đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chúc phúc cát tường, người mà ngài đã gặp ba lần.
Năm 1990, do một số vấn đề, Viện Phật giáo Quốc tế Kőrösi Csoma Sándor tại Berlin đã bị đóng cửa, nhưng sau đó, hai nhân vật lịch sử vĩ đại của Phật giáo Hungary, Giáo sư Tiến sĩ Dobosy Antal, nhà toán học, thiền sư cư sĩ, đại diện tiêu biểu của Phật giáo Hungary, Giảng viên tại Học viện Phật giáo Tan Kapuja, và Takács László, đã tổ chức lại và mở cửa hoạt động lại Viện Phật giáo Quốc tế Kőrösi Csoma Sándor. Sau đó, các Tăng đoàn Phật giáo và trường học Phật giáo đã mở cửa trên khắp đất nước.
Sự tự do đột biến và số lượng lớn các tổ chức cũng liên quan đến một số mức độ giảm sút về chất lượng. Những cuốn sách mới xuất hiện chủ yếu là bản dịch từ tiếng Anh. Một phần lớn các tác phẩm của Viện Phật giáo Quốc tế Kőrösi Csoma Sándor tại Berlin cho đến ngày nay vẫn chưa được dịch hết.
Trong những năm gần đây, đạo Phật đã hưng thịnh ở Hungary, chủ yếu là Phật giáo Kim cương thừa thông qua các hoạt động truyền giáo của các tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng. Vì ở Hungary, tôn giáo được khuyến khích nên các tổ chức Phật giáo khác nhau đã hình thành, trong đó có Giáo hội Phật giáo Hungary (Magyarországi Buddhista Egyházközösség), và những tổ chức khác, chủ yếu vẫn là Phật giáo hệ phái Kim cương thừa.
Địa phương
Cho đến nay đã có bảy bảo tháp ở Hungary: hai ở Budapest và một ở Budakeszi, Bükkmogyorósd (Csernely), Zalaszántó, Tar và Becske. Ba trong số đó có thể được công chúng tham quan miễn phí: một ở Zalaszántó (lớn nhất ở Hạt Zala ), một ở Tar và một ở Becske (hai nơi sau này ở Hạt Nógrád ); hai trong số bốn quận còn lại ở Budapest, một ở Budakeszi, và gần Bükkmogyorósd , ở Úszón ( Quận Borsod-Abáuj-Zemplén). Hơn nữa, có một bảo tháp ở Biri, Quận Szabolcs-Szatmár-Bereg được xây dựng vào năm 2010.
(Ảnh: Internet)
Thiền viện Hoboji ở Pilisszentlászl, một thị trấn thuộc hạt Pest, Hungary, Thiền viện Quốc tế Von Kvang Sza ở gần Esztergom là một thị trấn ở Hungary, và Thiền viện Mokusho ở Szombathely là thành phố lâu đời nhất ở Hungary.
Chùa Bu Yi ở quận 15 của Budapest là ngôi chùa đầu tiên của Phật tử Thiền tông người Hoa gốc Hungary.
Tu viện Dhammadipa, tọa lạc tại làng Bajna trong một thung lũng nhỏ, dọc theo con đường giữa Bajna và Epöl.
Chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Hungary
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso đã đến thăm Hungary bảy lần. Lần đầu tiên vào năm 1982, sau đó là vào các năm 1990, 1992, 1993, 1996, 2000 và 2010. Lần đầu tiên Ngài đến thăm là trong chuyến đi đến Rome (để gặp Giáo hoàng John Paul II) vào ngày 26 tháng 9 năm 1982. Ngài đã nghỉ đêm tại nhà khách của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Hungary.
Ngài được József Marjai, thủ tướng chính phủ Hungary, chào đón thay mặt cho chính phủ. Tại phòng chờ sân bay, Ngài đã gặp đại sứ Mông Cổ và Ernő Hetényi, người sáng lập và lãnh đạo Phái bộ Phật giáo Hungary. Đức Đạt Lai Lạt Ma được một số tổ chức Phật giáo Hungary mời và Ngài đã đến thăm Hungary từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 4 năm 1990. Trong thời gian lưu trú tại đây, Ngài đã trao quyền cho Chenrezig tại Đại học Kinh tế Marx Károly (ngày nay là Đại học Corvinus Budapest) và Ngài đã thuyết pháp tại Vương cung Thánh đường St. Stephen cùng với Hồng y László Paskai (1927-2015) người Hungary của Giáo hội Công giáo Rôma và những đại diện khác của các nhà thờ có tầm quan trọng về mặt lịch sử.
Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 7 năm 1992, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến thăm Hungary theo lời mời của tứ chúng Phật tử Csan Buddhist Church cùng với những nơi khác. Bài phát biểu trước công chúng của Ngài tại Budapest Sportcsarnok, một đấu trường trong nhà ở Budapest, Hungary có sự tham dự của bốn nghìn người người, bài giảng của Ngài tại Đại học Corvinus Budapest, một trường đại học công lập ở Budapest, Hungary cũng rất thành công trong số các sinh viên.
Ngài cũng đã đến làng Tar, quận Nógrád, Hungary để làm lễ gia trì sái tịnh chúc phúc cát tường cho một bảo tháp cao 13 mét mới xây dựng để kỷ niệm 150 năm ngày mất của danh tăng Phật giáo Hungary Trưởng lão cư sĩ Sándor Csoma de Kőrös (1784–1842), một nhà ngữ văn và nhà phương Đông học người Hungary, tác giả của cuốn từ điển và ngữ pháp tiếng Tây Tạng - Anh đầu tiên.
Một năm sau, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khánh thành bảo tháp cao 36 mét, tòa nhà cao nhất ở châu Âu, tọa lạc tại Zalaszántó, một thị trấn thuộc hạt Zala, Hungary.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến thăm Hungary vào ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1996 và Ngài đã gặp một số chính trị gia, nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà khoa học và nghệ sĩ. Ngài đã ký “Tuyên ngôn Hành tinh của Trí tuệ; the Proclamation of Planetary Mind”. Ngài đã có bài phát biểu trước công chúng tại Trung tâm Hội nghị Quốc hội Hungary (Országgyűlés) là cơ quan lập pháp của Hungary.
Vào tháng 10 năm 2000, đáp ứng lời tỉnh cầu, Đức Đạt Lai Lạt Ma được Đại học Trung Âu và Hiệp hội Hỗ trợ Tây Tạng (Tibetet Segítő Társaság). Lần này, Ngài đã gặp Thủ tướng Chính phủ Hungary Orbán Viktor. Ngày đầu tiên, Ngài đã có một cuộc họp báo và giới thiệu cuốn sách mới của mình tại nhà Sách Libri. Hai ngày tiếp theo, Ngài đã có bài giảng và bài phát biểu trước công chúng tại Budapest Sportcsarnok, một đấu trường trong nhà ở Budapest, Hungary.
Vào ngày 14 tháng 10, Ngài đã gặp Asztrik Várszegi, trụ trì Tu viện Lãnh thổ của Saint Martin trên Núi Pannonhalma, một tòa nhà thời trung cổ ở Pannonhalma và là một trong những di tích lịch sử lâu đời nhất ở Hungary và Ngài cũng đã có bài phát biểu.
Năm 2010, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có bài giảng cho hơn mười nghìn người ở Budapest. Thị trưởng Gábor Demszky của Budapest đã trao tặng Ngài danh hiệu công dân danh dự của thành phố.
Phật tử Roma
Họ là một nhóm thiểu số lớn của người Romani ở Hungary đã theo Phật giáo Nguyên thủy, họ thuộc phong trào Phật giáo Dalit của BR Ambedkar và được cho là hậu duệ của Chandala đã rời Bihar vào năm 400 sau Tây lịch - 500 sau Tây lịch, cũng là quận Bihar và quận Hajdú-Bihar ở Hungary, như János Bihari đặt theo tên quê hương cũ của họ là tiểu bang Bihar ở Ấn Độ.
Phương tiện truyền thông
Radio
Buổi phát sóng chính thức đầu tiên của đài phát thanh Phật giáo FM, kênh phát thanh trực tuyến Phật giáo đầu tiên của Hungary, diễn ra lúc 6 giờ sáng ngày 22 tháng 9 năm 2014. Những người sáng lập ra đài phát thanh là tất cả các cộng đồng Phật giáo Hungary, các thành viên, sinh viên và giảng viên của Dharma Gate Đại học Phật giáo Budapest (TKBF). Hungary.
Cộng đồng, tổ chức và trường học Phật giáo
Các cộng đồng Phật giáo theo thứ tự chữ cái:
Phật giáo Đại thừa
Dharma Gate Đại học Phật giáo Budapest (TKBF). Hungary (1991)4
Đại Bi Tự (大悲寺, 2018)
Phật giáo Nguyên thủy
Vipassana Hungary.
Buddhist Vipassana Party.
Phật giáo Tây Tạng
(Tibetan buddhism)
Cộng đồng Phật giáo Kim Cương thừa - Láma Ole Nydahl.
Cộng đồng Phật giáo Tây Tạng Hungary Dharmaling (1989) – Shenphen Rinpoche Lama.
Cộng đồng Phật giáo Kamala (2003) - Shamar Rinpoche
Cộng đồng Phật giáo Khyenkong Karma Tharjay (2007)
Cộng đồng Mandala Árya Maitreya Hungary - Phái bộ Phật giáo.
Cộng đồng Dzogcsen Hungary (2012).
Cộng đồng Phật giáo Karma-Kagyüpa Hungary, Karma Ratna Dargye Ling (1987)
Cộng đồng Nyingmapa Hungary (1991)
Cộng đồng Phật giáo Mahá Maitri và Dịch vụ Tư vấn
Hiệp hội nghệ thuật sao Hỏa Phật giáo Di Lặc phi lợi nhuận Unity (1992)
Tu viện Phật giáo Hungary Mantra - Cộng đồng Phật giáo Drukpa Kagyü Nepal-Bhutan.
Cộng đồng Phật giáo Sakya Tashi Chöling (1986)
Sangye Menlai Gedün, Cộng đồng Phật Dược Sư
Hỗ trợ Phật giáo Tây Tạng - Trung Tâm Shambhala Tây Tạng (1994)
Trung tâm Thiền Phật giáo
One Drop Sanhga Hungary (2000) – Phật giáo Thiền tông Nhật Bản
Kvan Um Zen Hungary (1989) - Phật giáo Thiền Hàn Quốc
Cộng đồng và Tu viện Thiền tông Quang minh Phật giáo Nguyên thủy (2011) - Phật giáo Thiền tông Hàn Quốc
Tu viện Phật giáo Thiền tông Trung Hoa Hungary (2003) - Thiền tông Trung Hoa
Thiền viện Mokusho - Chùa Taisendji (2002) - Thiền tông Nhật Bản
Cộng Đồng Thiền Pháp Môn (1992) - Thiền Hàn Quốc
Phật tử Hungary nổi tiếng
Nữ cư sĩ Anita Ábel - nữ diễn viên nổi tiếng, nhân vật truyền hình
Cư sĩ Zoltán Bereczki - diễn viên, ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc
Éva Csepregi - ca sĩ, diễn viên, thành viên Gia đình Neoton (Neoton Família), một trong những ban nhạc pop Hungary thành công nhất.
Cư sĩ János Kulka - Diễn viên đoạt giải Kossuth và giải Jászai Mari
Cư sĩ András Laár - nhà hài hước, nhà thơ, nhà soạn nhạc, diễn viên, giáo viên Phật giáo
Cư sĩ László Mednyánszky - họa sĩ
Cư sĩ Kristof Steiner - nhà báo, diễn viên
Cư sĩ Dóra Szinetár - nữ diễn viên, ca sĩ
Cư sĩ Gábor Terebess - nhà văn, dịch giả, thợ gốm, nhà thiết kế sách, nhà phương Đông học
Tài liệu tham khảo:
“www.tkbe.hu – Hollósy József”. Archived from the original on 31 March 2016. Retrieved 18 October 2016.
www.terebess.hu – Kárpáty Ágnes: Buddhizmus Magyarországon. Archived from the original on 4 March 2016. Retrieved 18 October 2016.
“Buddhista sztúpa Turisztikai informácíos központ”. turizmus.zalatermalvolgye.hu. Archived from the original on 13 March 2016. Retrieved 18 October 2016.
“welcome”. A Tan Kapuja Buddhista Főiskola. Archived from the original on 8 December 2022. Retrieved 15 January 2023.
“A bölcsesség az ősvallásokban: kínai, japán, ősi magyar, keresztény, buddhista vallás és pszichológia egysége - Isten segít? Isten neve”. 22 July 2011. Archived from the original on 28 November 2022. Retrieved 15 January 2023.
Saint-Hilaire, J.-B. Buddha and his Religion. Twickenham: Tiger Books International, 1998 ISBN 1-85170-540-6 p19
“Körősi a Megvilágosult”. buddha-tar.hu. Archived from the original on 2 September 2019. Retrieved 15 January 2023.
“www.osmagyaregyhaz.hu – Kőrösi Csoma Sándor”. Archived from the original on 26 November 2013. Retrieved 18 October 2016.
“www.tkbe.hu – Mednyánszki László”. Archived from the original on 17 November 2015. Retrieved 18 October 2016.
“www.buddhapestujsag.blog.hu dr. Hetényi Ernő és a magyarországi buddhizmus hőskora”. Archived from the original on 17 November 2015. Retrieved 18 October 2016.
Ildi, Szerző. “Gárdonyi Géza – Lélekvándorlás”. Archived from the original on 7 January 2017. Retrieved 18 October 2016.
“Gárdonyi Géza Egerben Irodalom - 6. osztály Sulinet Tudásbázis”. tudasbazis.sulinet.hu. Archived from the original on 17 November 2015. Retrieved 15 January 2023.
“www.tkbe.hu – dr Hetényi Ernő – Láma Dharmakirti Padmavadzsra”. Archived from the original on 17 November 2015. Retrieved 18 October 2016.
“A korábbi hat sztúpa felsorolása”. Gerlo.hu. Archived from the original on 2 August 2012. Retrieved 14 October 2015.
“Hír a hetedik sztúpáról”. Buddhapest.hu. Archived from the original on 8 December 2015. Retrieved 14 October 2015.
“A biri sztúpa”. sztupa-biri.hu. Archived from the original on 8 December 2015. Retrieved 14 October 2015.
“Pilis - Pilisszentlászló & Visegrád”. antalkiss.hupont.hu. Archived from the original on 5 May 2016. Retrieved 18 October 2016.
“www.wonkwangsa.net – Eredeti fény templom”. Archived from the original on 8 May 2015. Retrieved 18 October 2016.
www.webgenerator.hu, Webgenerator Kft-. “Mokusho Zen Ház szombathelyi dojo – Bemutatkozás”. mokushozenszombathely.hu. Archived from the original on 3 December 2022. Retrieved 15 January 2023.
“www.chanbuddhizmus.mindenkilapja.hu – Pu ji templom”. Archived from the original on 5 March 2016. Retrieved 18 October 2016.
“Dhammapada Alapítvány”. dhammapada.hu. Archived from the original on 3 December 2022. Retrieved 15 January 2023.
"Szeptemberben Magyarországra látogat a dalai láma". Alfahir. 6 May 2010. Archived from the original on 24 May 2015. Retrieved 23 April 2015.
“Budapest díszpolgárává avatták a dalai lámát”. Index.hu. 18 September 2010. Archived from the original on 8 December 2015. Retrieved 23 April 2015.
“A buddhizmus Magyarországon”. Gerlo.hu. Archived from the original on 2 August 2012. Retrieved 23 April 2015.
“25 éve történt a magyarországi rendszerváltozás, 1990. április 27-május 3. – KRONOLÓGIA”. MTVA.hu. Archived from the original on 24 May 2015. Retrieved 23 April 2015.
“Őszentésge a Dalai Láma látogatása Budapesten”. Tarr Dániel. Archived from the original on 24 May 2015. Retrieved 23 April 2015.
“KÍALTVÁNY A PLANETÁRIS TUDATRÓL”. Bocs.hu. Archived from the original on 10 November 2013. Retrieved 23 April 2015.
“Pannonhalma a magyar kultúrában”. Korunk. Archived from the original on 24 May 2015. Retrieved 23 April 2015.
“Bejött a pestieknek a láma kisfíus bája”. Origo.hu. 18 September 2010. Archived from the original on 24 May 2015. Retrieved 22 May 2015.
“Jai Bhim! The Roma Buddhists of Hungary”. thebuddhistcentre.com. Archived from the original on 4 December 2022. Retrieved 15 January 2023.
“Buddhista rádío indul Pesten – BUDDHA FM”. Librarius. 18 September 2014. Archived from the original on 18 April 2015. Retrieved 18 April 2015.
“Buddhista rádío indul Pesten – Buddha FM". Hirkereso. 18 September 2014. Archived from the original on 18 April 2015. Retrieved 18 April 2015.
“Elindult a Buddha FM”. Mindennapszamit. 13 January 2015. Archived from the original on 18 April 2015. Retrieved 18 April 2015.
“Vipassana Meditation: Magyarország”. hu.dhamma.org. Archived from the original on 16 August 2022. Retrieved 15 January 2023.
“ Támogatás”. ॐ Kontakt Vipassana Közösség & Buddhista Vipassana Alapítvány ॐ. Archived from the original on 30 November 2022. Retrieved 15 January 2023.
“Buddhizmus Ma - Gyémánt Út Buddhista Közösség”. www.buddhizmusma.hu. Archived from the original on 26 December 2022. Retrieved 15 January 2023.
“Home”. www.dharmaling.org. Archived from the original on 13 October 2016. Retrieved 18 October 2016.
“www.kamala.hu”. Archived from the original on 8 August 2018. Retrieved 18 October 2016.
“Buddhista Misszío”. Buddhista Misszío. Archived from the original on 26 January 2017. Retrieved 18 October 2016.
“Magyarországi Dzogcsen Közösség - kezdőoldal - Magyarországi Dzogcsen Közösség”. Archived from the original on 26 November 2022. Retrieved 15 January 2023.
“Magyarországi Karma Kagyüpa Buddhista Közösség”. buddha-tar.hu. Archived from the original on 4 December 2022. Retrieved 15 January 2023.
“Nyitólap - Mabuhasz Közhasznú Egyesület honlapja - Mabuhasz HU”. Archived from the original on 2 December 2014. Retrieved 18 October 2016.
“Nyitó oldal”. www.buddhistaegyhaz.hu. Archived from the original on 20 March 2022. Retrieved 15 January 2023.
“Szakja Tasi Csöling Buddhista Egyházközösség”. www.szakja.hu. Archived from the original on 1 November 2016. Retrieved 18 October 2016.
“Programok-Epocha Tibetet Segítő Társaság Sambhala Tibet Központ”. www.tibet.hu. Archived from the original on 12 October 2016. Retrieved 18 October 2016.
“www.zazen.hu”. Archived from the original on 7 January 2015. Retrieved 18 October 2016.
“Kvan Um Zen Magyarország”. kvanumzen.hu. Archived from the original on 7 July 2022. Retrieved 15 January 2023.
“Eredeti Fény Zen Közösség”. eredetifeny.hu. Archived from the original on 6 January 2023. Retrieved 15 January 2023.
“A Tan Kapuja Zen közösség”. www.zen.hu. Archived from the original on 22 September 2016. Retrieved 18 October 2016.
Fruzsina, Ferenczi (13 February 2013). “Kézrátétellel gyógýitja a családját Ábel Anita | BorsOnline”. www.borsonline.hu.
“www.karpatinfo.net – Csepregi egyértelműen hisz benne, 09/03/2012”. Archived from the original on 20 December 2012. Retrieved 18 October 2016.
Zrt, HVG Kiadó (12 March 2012). “Amíg nem lesz új kormánya Magyarországnak” - Kulka János-interjú”. hvg.hu. Archived from the original on 2 June 2022. Retrieved 15 January 2023.
“Laár András és a buddhizmus – 1. Rész”. laarandras.hu. 29 August 2013. Archived from the original on 23 February 2020. Retrieved 15 January 2023.
“– Steiner Kristóf: Mindent anyámról [részlet] – 2009”. Archived from the original on 5 January 2015. Retrieved 18 October 2016.
“www.stop.hu – Szinetár Dóra meglepő dolgot árult el – 2009. december 26”. Archived from the original on 4 December 2014. Retrieved 18 October 2016.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://en.wikipedia.org