Khám phán quá trình thu hoạch loại nấm cực hiếm có giá hàng nghìn USD/kg

Khám phán quá trình thu hoạch loại nấm cực hiếm có giá hàng nghìn USD/kg
2 giờ trướcBài gốc
Matsutake hay nấm mattake mọc trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc hay thậm chí cả ở Mỹ. Nhưng chỉ những loại được thu hoạch ở Nhật Bản, đặc biệt là xung quanh khu vực Kyoto, mới mang lại giá trị thực sự đáng kinh ngạc.
Có khoảng 1.000 tấn matsutake được tìm thấy mỗi năm. Chúng mọc trên cây thông đỏ và phải được những người thực sự hiểu biết tìm kiếm trong tự nhiên để tìm ra chúng.
Nấm Matsutake có màu hơi nâu, và chúng thường được che chở dưới lớp lá rụng ở nền rừng thông. Việc thu hoạch nấm rất đơn giản nhưng để tìm được chúng lại rất khó khăn.
Loại nấm Matsutake đắt đỏ chủ yếu là do nó rất khan hiếm. Khác với những loại nấm mọc trên thân gỗ mục khác, nấm Matsutake không thể trồng nhân tạo được, số lượng thu hoạch được hoàn toàn là từ tự nhiên. Thêm nữa, nấm Matsutake khác với các nấm khác, chỉ mọc trên rễ của cây thông sống.
Những nơi nấm Matsutake đã bị thu hoạch sẽ không bao giờ mọc lên cây thứ hai nên những người thu hoạch luôn phải căn chỉnh thời gian chuẩn sao cho sản lượng nhiều nhất có thể.
Nấm Matsutake cũng cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Quá nóng và côn trùng phá hoại ảnh hưởng đến vụ thu hoạch, quá khô và chúng sẽ không phát triển được. Điều này khiến thị trường nấm Matsutake rất biến động, và giá mỗi kg là 2.000 USD.
Loại nấm Matsutake của Nhật Bản chỉ mọc vào thời điểm tháng 8 hàng năm. Đây chính là thời điểm có thời tiết thích hợp giúp nấm sinh sôi, nảy nở dưới các gốc cây thông, cây tùng.
Có khi, những người thu hái Matsutake phải đi bộ cả buổi trong rừng thông mới có thể tìm thấy một cây nấm trắng.
Cách duy nhất để thu hoạch nấm Matsutake hiện nay của các công ty là quản lý rừng thông và đợi nấm mọc lên.
Nấm Matsutake chỉ có ở một số vùng của Nhật Bản như Kyoto, Aoimori, Fukushima...
Việc trồng nấm matsutake nhân tạo cho đến nay đã được chứng minh là không khả thi vì chúng thực sự có mối quan hệ cộng sinh với cây thông đỏ.
Để giúp người mua Nhật Bản phân biệt giữa nấm nhập khẩu và nấm trồng trong nước, Nhật Bản có luật yêu cầu nấm nhập khẩu phải được rửa sạch bụi bẩn trước khi bán ra thị trường, trong khi nấm nội địa có bề ngoài thô ráp, có vết bẩn.
P.V (Tổng hợp)
Nguồn ANTĐ : https://anninhthudo.vn/kham-phan-qua-trinh-thu-hoach-loai-nam-cuc-hiem-co-gia-hang-nghin-usdkg-post595853.antd