Nậm Pồ là huyện vùng cao biêngiới, việc khảo sát, mở các lớp đào tạo nghề triển khai tại các xã là hoạt độngthường niên. Việc giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề không chỉ nâng cao chấtlượng lao động, giải quyết việc làm mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp thuần túy, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phươngphát triển ổn định và bền vững.
Các lớp dạy nghề giúp chuyểnđổi cơ cấu lao động nông thôn, tạo nguồn lao động chất lượng phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Năm 2025, các ngành, địa phương tập trung sắp xếp, sáp nhập, tinh giản bộ máy, việc tham mưu, xây dựng, bố trí chi phí mở lớp, đào tạo nghề triển khai muộn hơn mọi năm. Thôngthường việc giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn thường được triểnkhai, khảo sát, mở lớp từ tháng 2 hoặc tháng 3 (sau tết). Các lớp dạynghề sẽ tổ chức trực tiếp tại xã, mỗi lớp 2 giáo viên thời gian đào tạo kéo dài khoảng 3 tháng. Năm trước, Trung tâm Dạy nghề huyện Nậm Pồ được giao500 chỉ tiêu, nhờ triển khai sớm, liên kết cùng các bên đào tạo, đảm bảo đầu racho lao động nông thôn nên các lớp dạy nghề vượt chỉ tiêu, đào tạo hơn 1.000học viên.
Khảo sát, tuyển sinh các lớp học nghề tại xã Chà Nưa.
Với đặc thù vùng cao, lao động sinh sống tại các thôn bản mang đậmtính cộng đồng, việc đến lớp, đi làm thường theo phong trào và tâm lý số đông.2024 các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp như may mặc, xây dựng được ưa chuộng,phần lớn học viên sau đào tạo đều có việc làm, mức lương ổn định nên phong tràotheo học, đi làm ăn xa tại các khu công nghiệp, công trường tăng mạnh. Mặc dùvậy việc triển khai muộn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu học nghề mở lớptại các địa phương.
Ông Thùng Văn Ánh, Chủ tịch xã Chà Nưa cho biết: 2024 xã Chà Nưakhảo sát, mở 4 lớp với 144 học viên. Sau quá trình đào tạo khoảng 40% học viênđi làm tại các khu công nghiệp với mức lương trung bình 7 - 9 triệu đồng/tháng,số còn lại thực hành nghề, phát triển sinh kế tại địa phương. Nhờ học nghề, cóviệc làm nên sau tết rất nhiều lao động trong xã muốn học, việc khảo sát mởlớp đầu năm đã xong nhưng Trung tâm Dạy nghề mở lớp muộn, một số lao động đã tự phát đilàm ăn xa hoặc đi làm khu công nghiệp theo các lao động đã học nghề, có việc làmtừ năm trước.
Các nghề phi nông nghiệp được học viên ưa chuộng.
"Chân ướt chân ráo", không có kinh nghiệm, chưa được đào tạonghề làm tại các công ty may mặc thì lao động sẽ mất 1 - 2 tháng học việc, các chi phí sinh hoạt tự lo nên khá thiệt thòi cho người lao động.Thời điểm hiện tại xã Chà Nưa cũng như các xã khác trên địa bàn huyện Nậm Pồbắt đầu tuyên truyền, khảo sát lại để mở lớp, đa phần các lớp may mặc, xây dựngđược các học viên ưa chuộng.
Ông Nguyễn Trung Thành, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Nậm Pồcho biết: Trung tâm Dạy nghề huyện Nậm Pồ với 7biên chế, 4 giáo viên, mỗi lớp khoảng 35 học viên, đào tạo cần 2 giáo viên đứnglớp, kéo dài khoảng 3 tháng nên rất khó hoàn thành chỉ tiêu được giao. Như nămnay đầu tháng 5 mới bắt đầu mở lớp, Trung tâm Dạy nghề huyện Nậm Pồ được giaochỉ tiêu đào tạo 600 học viên. Thời điểm hiện tại trung tâm đang khẩntrương phối hợp với chính quyền xã triển khai khảo sát nhu cầu học nghề, đồngthời liên kết cùng các cơ sở giáo dục như Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên, Công ty ThăngLong… nhằm mở lớp, đảm bảo tiến độ và chỉ tiêu được giao.
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn không chỉ gópphần nâng cao chất lượng lao động, chuyển đổi cơ cấu lao động thuần túy sangcác ngành, nghề khác góp phần không nhỏ phát triển ổn định, bền vững kinh tế -xã hội tại địa phương.
Trần Nhâm