Chính phủ giao Bộ Nội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
Theo đó, Chính phủ cơ bản thống nhất nội dung dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) do Bộ Nội vụ trình tại Tờ trình số 417/TTr-BNV ngày 19/01/2025.
Chính phủ giao Bộ Nội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật.
Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm về nội dung tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); phối họp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội; chủ động báo cáo, giải trình trong quá trình thẩm tra, tiếp thu ý kiến của ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), trình Quốc hội theo tiến độ tại văn bản số 1144/UBTVQH15-PL ngày 13/01/2025 của ủy ban Thường vụ Quốc hội.
* Theo Bộ Nội vụ, việc xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) được thực hiện trên quan điểm quán triệt các chủ trương của Đảng, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước "TINH, GỌN, MẠNH, HIỆU NĂNG, HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ" đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013.
Hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ để khắc phục các vướng mắc, bất cập và đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, xây dựng Chính phủ số trong tình hình mới.
Xác định những vấn đề có tính nguyên tắc chung về nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ để điều chỉnh chung với các luật chuyên ngành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ, đồng thời thực hiện phân quyền, phân cấp mạnh mẽ, hợp lý giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, pháp quyền, phục vụ nhân dân…/.