Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, thành Cổ Loa được xây dựng vào năm 208 trước Công nguyên. Hiện nay, khu di tích có phạm vi quy hoạch bảo tồn lên đến 830 hec-ta, bao gồm khoảng 60 di tích. Ảnh: Tuyên Parafu
Các di tích tại đây thuộc nhiều loại hình, như kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử cách mạng và di chỉ khảo cổ học. Ảnh: Tuyên Parafu
Năm 2012, Cổ Loa thành là một trong 10 di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Tuyên Parafu
Theo TTXVN, khu di tích hiện lưu giữ nhiều công trình quan trọng, như đền thờ An Dương Vương (đền Thượng), nơi có hồ bán nguyệt và giếng Ngọc, gắn liền với truyền thuyết về Trọng Thủy và Mỵ Châu; đền thờ tướng Cao Lỗ, vị tướng tài ba giúp vua xây thành và chế tạo nỏ thần; am thờ công chúa Mỵ Châu, chùa Bảo Sơn… Ảnh: Tuyên Parafu
Bên trong các đền, chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá được khai quật từ thành cổ, như tượng đồng, mũi tên đồng, đồ sứ và đá với họa tiết tinh xảo, thể hiện trình độ kỹ thuật cao của người Việt cổ. Ảnh: Tuyên Parafu
Không gian di tích Cổ Loa mát mẻ, trong lành, có nhiều ghế đá dưới bóng cây cổ thụ để du khách nghỉ ngơi. Ảnh: Tuyên Parafu
Cổ Loa không chỉ là một di sản văn hóa mang giá trị lịch sử mà còn là điểm đến lý tưởng để chụp ảnh trong dịp Tết. Ảnh: Tuyên Parafu
Với không gian thanh bình, cây xanh tươi tốt và những công trình cổ kính, nơi đây mang đến những khung hình đẹp đậm chất làng quê Bắc Bộ. Ảnh: Tuyên Parafu
Vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, người dân địa phương tổ chức Lễ hội Cổ Loa với nhiều nghi thức văn hóa truyền thống, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi. Ảnh: Tuyên Parafu
Đây cũng là dịp để du khách trải nghiệm văn hóa lễ hội và khám phá vẻ đẹp độc đáo của Cổ Loa. Ảnh: Tuyên Parafu
Cổ Loa ngày nay không chỉ là minh chứng cho sự sáng tạo và trình độ kỹ thuật của người Việt cổ mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích lịch sử, văn hóa, và khung cảnh yên bình của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Tuyên Parafu
Tuyên Parafu Đăng Huy