Tiết kiệm: Bí quyết an nhàn sau khi nghỉ hưu
Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đến tận khi nghỉ hưu, ông Mạnh (71 tuổi, Trung Quốc) luôn duy trì một nguyên tắc sống: tiết kiệm và chi tiêu hợp lý.
Ông không phải là người keo kiệt, nhưng mỗi khoản chi đều được cân nhắc cẩn trọng để tránh lãng phí vào những thứ không cần thiết.
Quần áo của ông tuy giản dị nhưng sạch sẽ, gọn gàng. Chế độ ăn uống được ông chú trọng về dinh dưỡng thay vì xa hoa.
Với ông, tiết kiệm không đồng nghĩa với kham khổ, mà là sống đủ đầy, hợp lý và có kế hoạch lâu dài.
Nhờ duy trì thói quen tiết kiệm suốt nhiều năm, đến khi nghỉ hưu, ông Mạnh sở hữu một khoản tài chính vững chắc.
Khoản tiền này giúp ông thoải mái chi trả chi phí sinh hoạt, y tế và thậm chí còn hỗ trợ con cháu khi cần.
Ông vẫn có thể đi du lịch, tham gia các lớp học yêu thích và tận hưởng tuổi già phong phú mà không phải lo lắng về tiền bạc.
Nhờ duy trì thói quen tiết kiệm suốt nhiều năm, đến khi nghỉ hưu, ông Mạnh sở hữu một khoản tài chính vững chắc. Ảnh minh họa
Người bạn chi tiêu phóng tay, tuổi già khó khăn
Ngược lại với ông Mạnh, người bạn già của ông là ông Cường lại có lối sống hoàn toàn khác.
Ông quan niệm "đời ngắn ngủi, phải tận hưởng hết mình", vì vậy không ngần ngại chi tiêu mạnh tay cho những chuyến du lịch xa hoa, tiệc tùng hay các món đồ đắt tiền.
Thời trẻ, ông Cường nhiều lần trêu bạn mình: "Ông tiết kiệm làm gì? Sống được bao lâu đâu mà khổ vậy? Tôi thích gì mua đó, miễn vui là được."
Nhưng khi về già, sự khác biệt mới bộc lộ rõ. Không có khoản tiết kiệm đáng kể, ông Cường gặp khó khăn trong việc chi trả chi phí sinh hoạt và y tế.
Sức khỏe suy giảm khiến ông càng thêm áp lực tài chính, buộc con cái phải gánh vác, trong khi bản thân hối hận vì không chuẩn bị từ sớm.
Bài học quý giá về việc chuẩn bị cho nghỉ hưu
Câu chuyện của ông Mạnh và ông Cường phản ánh hai cách sống trái ngược, mang đến hai kết quả hoàn toàn khác nhau.
Việc tiết kiệm và có kế hoạch tài chính từ sớm không chỉ giúp tuổi già an nhàn mà còn giảm bớt gánh nặng cho con cái.
Tiết kiệm không đồng nghĩa với sống kham khổ. Điều quan trọng là biết chi tiêu hợp lý, tránh tiêu dùng mù quáng và dành ra một phần thu nhập để tích lũy cho tương lai.
Khi có khoản dự phòng, ta không chỉ chủ động về tài chính sau khi nghỉ hưu, mà còn có thể tận hưởng cuộc sống, chăm sóc bản thân và giúp đỡ gia đình khi cần.
Tiết kiệm để nghỉ hưu vừa sống vui vừa giảm gánh nặng cho con cháu
Khoản tiền tiết kiệm đủ đầy giúp người già độc lập về tài chính, không phụ thuộc vào con cháu. Nhờ vậy, con cái cũng có thể toàn tâm lo cho sự nghiệp và cuộc sống riêng.
Ông Mạnh là minh chứng rõ ràng: dù đã nghỉ hưu nhiều năm, ông vẫn sống khỏe mạnh, vui vẻ, có thể làm những điều mình thích mà không lo thiếu tiền.
Đây là lời nhắc nhở rằng chuẩn bị tài chính từ sớm chính là món quà quý giá nhất ta có thể trao cho bản thân và gia đình trong tương lai.
Theo Sohu
Trà My (t/h)