Mới đây, UBND TP.HCM vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - Cần Giờ. Theo đó, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối TP.HCM - Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội.
Tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - Cần Giờ, có chiều dài hơn 48 km, có tốc độ 250km/h.
Đồng thời, TP kiến nghị Thủ tướng giao UBND TP.HCM khẩn trương phối hợp với Bộ Xây dựng báo cáo đề xuất Chính phủ chấp thuận bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối TP.HCM - Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội.
Hiện tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - Cần Giờ đang được Tập đoàn VinGroup đề xuất phương án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Dự án đường sắt đô thị TP.HCM - Cần Giờ có chiều dài khoảng 48,7km. Điểm đầu là đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa nút giao với đường Nguyễn Thị Thập và đường Lý Phục Man), phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM) – Nguyễn Lương Bằng – Rừng Sác
Khu vực nút giao với đường Nguyễn Thị Thập và đường Lý Phục Man), phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM
Dự kiến depot đầu tuyến đường sắt đô thị sẽ được đặt ở khu đất 20ha thuộc phường Bình Thuận, quận 7.
Tuyến metro dự kiến đi theo dải phân cách giữa đại lộ Nguyễn Văn Linh đến nút giao đường Nguyễn Lương Bằng thì rẽ trái, sau đó chạy hết tuyến Nguyễn Lương Bằng.
Sau đó, tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - Cần Giờ sẽ vượt qua sông Soài Rạp, chạy song song với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến đoạn giao với đường Rừng Sác. Tuyến đường sắt đô thị này sẽ rẽ phải, bám theo đường Rừng Sác đến điểm cuối tại xã Long Hòa.
Điểm cuối là khu đất 39 ha tiếp giáp dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Vị trí Depot nằm gần Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, thuận tiện cho việc tổ chức vận hành toàn tuyến.Đồng thời tạo điều kiện kết nối trực tiếp với các hoạt động du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị ven biển tại Cần Giờ.
Có lẽ tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - Cần Giờ sẽ trở nên thu hút hơn các tuyến khác là băng qua một khu rừng xanh mát.
Dự kiến, tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - Cần Giờ có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỉ đồng, tương đương 4,09 tỉ USD.
Tập đoàn Vingroup đề xuất dự kiến khởi công vào 2026, hoàn thiện vận hành thử và bàn giao dự án vào năm 2028.
Tuy nhiên, để làm tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - Cần Giờ được nhanh hơn, TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối TP.HCM - Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội.
Đồng thời, giao UBND TP.HCM khẩn trương phối hợp với Bộ Xây dựng báo cáo đề xuất Chính phủ chấp thuận bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối TP.HCM - Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội.
Theo Tập đoàn Vingroup, giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ năm 2025 bao gồm: Tổ chức lập, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình các cấp có thẩm quyền đưa vào quy hoạch phát triển đường sắt đô thị và phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư.
Tuyến đường sắt đô thị đáp ứng năng lực chuyên chở từ 30.000 - 40.000 người/hướng/giờ, kết nối trung tâm TP.HCM - Cần Giờ. Tuyến giao thông đô thị này sẽ kết nối hai đô thị trong tương lai.
ĐÀO TRANG