Cử tri tỉnh LạngSơn và Ninh Bình vừa có kiến nghị gửi Bộ Y tế liên quan đến việc nghiên cứu lộtrình tiến tới miễn viện phí cho toàn dân.
Theo đó, cử tritỉnh Lạng Sơn cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; từng bướcnâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, đặc biệt là đồng bào dântộc thiểu số, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Những chính sách này đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội, thúc đâỷphát triển kinh tế - xã hội và thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của Đảng vàNhà nước ta.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, chi phí khám chữa bệnh vẫnlà gánh nặng lớn đối với nhiều hộ gia đình.
Mặt khác, cử tritỉnh Ninh Bình cũng cho hay, chi phí khám chữa bệnh mà người dân phải chi trả vẫncòn ở mức cao. Gánh nặng về chi phí y tế vẫn đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nghèo đói hoặc tái nghèo ở nhiều hộ gia đình;là rào cản lớn khiến không ít người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn phải trì hoãn hoặc từ chối tiếp cận dịch vụ y tế. Trong khi đó, hệthống bảo hiểm y tế chưa thực sự bao phủ đầy đủ và hiệu quả.
Cử tri 2 tỉnh đềnghị các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục quan tâm, xem xét nghiên cứu lộ trình tiến tới miễn viện phí cho toàn dân, trước mắt có thể áp dụng với các đối tượng yếu thế, người dân vùng đặc biệt khó khăn, góp phầnbảo đảm công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế và nâng cao chất lượng chăm sóc sứckhỏe nhân dân.
Trước kiến nghịnày, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là luôn đặt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết, bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe, “không để ai bị bỏ lại phía sau".
Để thực hiện mụctiêu này, Luật Bảo hiểm y tế đã được ban hành và không ngừng hoàn thiện, xác địnhbảo hiểm y tế (BHYT) là cơ chế tài chính y tế chủ đạo. BHYT là chính sách ansinh xã hội mang tính cộng đồng sâu sắc, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận,được thực hiện dựa trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia. QuỹBHYT chi trả phần lớn chi phí khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh tham gia đồngchi trả một phần chi phí theo tỷ lệ phù hợp với từng nhóm đối tượng. Nguyên tắcđồng chi trả là cần thiết để nâng cao trách nhiệm của người tham gia trong việcsử dụng dịch vụ y tế hợp lý, đồng thời bảo đảm sự bền vững của quỹ BHYT để phụcvụ lợi ích lâu dài cho toàn dân. Thực hiện chính sách an sinh xã hội, Nhà nướcđã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân tham gia BHYT.
Cũng theo bàLan, hiện nay, ngân sách nhà nước đang đảm bảo đóng BHYT cho người thuộc cácnhóm đối tượng ưu tiên (người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân tộc thiểu sốvùng khó khăn...), và hỗ trợ một phần mức đóng cho nhiều nhóm khác (người cậnnghèo, học sinh, sinh viên...). Khi tham gia BHYT, người dân được tiếp cận danhmục dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế rất lớn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnhtừ tuyến cơ sở đến tuyến Trung ương.
Về định hướngchính sách trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, thực hiện các chủtrương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chămsóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Bộ Y tế đang tập trungnghiên cứu, đề xuất các giải pháp theo lộ trình nhằm giảm gánh nặng tài chínhcho người dân khi khám chữa bệnh.
“Cụ thể, Bộ Y tếđang nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, mở rộng các nhóm đối tượngđược ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT, nâng mức hỗ trợ đóng để tăng tỷ lệbao phủ BHYT toàn dân; nghiên cứu, từng bước mở rộng phạm vi quyền lợi hưởngBHYT, cập nhật các dịch vụ kỹ thuật cao, thuốc mới hiệu quả vào danh mục chi trảtrên cơ sở cân đối khả năng của Quỹ BHYT; xây dựng các chính sách giảm mức đồngchi trả phù hợp với một số bệnh hiểm nghèo, chi phí lớn hoặc cho các nhóm đôítượng yếu thế, tiến tới mục tiêu người dân đi khám chữa bệnh BHYT tại một sốtuyến sẽ không phải chi trả thêm chi phí trong phạm vi được hưởng”, bà Lan chiasẻ.
Bà Lan cũng bàytỏ: “Bộ Y tế mong nhận được sự đồng thuận và tham gia tích cực của người dânvào bảo hiểm y tế để thực hiện hiệu quả chính sách này”.
Ngọc Nga