Nông dân tỉnh An Giang vận chuyển lúa vụ đông xuân 2024-2025
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 8,53 tỷ USD, tăng 12,2%; giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5%; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,29 tỷ USD, tăng 18,1%; giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 4,21 tỷ USD, tăng 11,2%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 549,5 triệu USD, tăng 19,6%; giá trị xuất khẩu muối đạt 2,3 triệu USD, tăng 2,4 lần.
Xét theo vùng lãnh thổ, châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của nước ta với thị phần chiếm 42%. Hai thị trường lớn tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu, với thị phần lần lượt là 22,5% và 16,6%. So với cùng kỳ năm 2024, ước giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta trong 3 tháng đầu năm nay sang khu vực châu Á tăng 2%; châu Mỹ tăng 15,7%; châu Âu tăng 37,8%; châu Phi tăng 2,1 lần; và châu Đại Dương tăng 0,8%.
Nông dân tỉnh Gia Lai thu hoạch cà phê
Xét theo thị trường chi tiết, Hoa Kỳ với thị phần 20,2%, Trung Quốc với thị phần 17,3%, và Nhật Bản với thị phần 7,7%, là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cán cân thương mại ngành nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt thặng dư 4,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là 3 nhóm hàng có cán cân thương mại 3 tháng đầu năm 2025 ở trạng thái thặng dư.
Nông dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, thu hoạch hồ tiêu
Trong khi đó, cán cân thương mại 3 nhóm hàng còn lại ở trạng thái thâm hụt. Cụ thể, nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 1,21 tỷ USD, giảm 4,7%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 905,7 triệu USD, tăng 37%; và muối thâm hụt 4,6 triệu USD, giảm 2,5%.
ĐỨC TRUNG