Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng
3 giờ trướcBài gốc
Hoạt động sản xuất trở lại bình thường sau bão số 3 tại Cảng Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN phát)
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có những yếu tố bất ổn, kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi vững vàng, lạm phát diễn biến theo chiều hướng thuận lợi hơn. Những nền tảng kinh tế được giữ vững là cơ sở để các tổ chức quốc tế duy trì các dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay và năm tới, dù cơn bão số 3 (bão Yagi) vừa qua gây ra những gián đoạn tạm thời, với những thiệt hại không nhỏ.
*Nền tảng kinh tế được giữ vững
*Một số rủi ro
Báo cáo ADO cũng nêu bật một số rủi ro có thể làm chậm đà tăng trưởng của Việt Nam. Trong đó, nhu cầu từ bên ngoài tại một số nền kinh tế lớn vẫn yếu, trong khi căng thẳng địa chính trị, xu hướng bảo hộ gia tăng và những bất ổn liên quan tới cuộc bầu cử tại Mỹ trong tháng 11 tới có thể khiến thương mại bị phân mảnh, ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu, hoạt động sản xuất và việc làm.
Chế biến mủ cao su xuất khẩu tại nhà máy của Công ty TNHH Một thành viên Cao su Chư Păh, Gia Lai. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Ngoài ra, nhu cầu trong nước còn yếu và triển vọng kinh tế toàn cầu khó khăn sẽ làm tăng thêm sự bất ổn. Ngoài ra, việc Fed hạ lãi suất, cùng những động thái tương tự được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra trước đó, cũng là yếu tố có thể khiến xuất khẩu của Việt Nam suy yếu.
Còn theo HSBC, các hoạt động kinh tế trong nước đang phục hồi chậm hơn kỳ vọng ban đầu, trong đó tăng trưởng bán lẻ vẫn thấp hơn xu hướng trước đại dịch. Điều đáng khích lệ là chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ một loạt ngành kinh tế trong nước từ đó tạo kỳ vọng sẽ từng bước vực dậy lòng tin.
HSBC cũng đưa ra một số rủi ro chính cho nền kinh tế Việt Nam như hậu quả đặc biệt nặng nề của siêu bão Yagi, biến động đột ngột của giá năng lượng thế giới, giá thực phẩm, mức độ hồi phục của nhu cầu hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là khu vực châu Âu.
Trong báo cáo “Dự báo triển vọng kinh tế quý III/2024” vừa công bố, Ngân hàng UOB nhận định, ảnh hưởng từ cơn bão Yagi đối với Việt Nam sẽ được cảm nhận rõ hơn vào cuối quý III/2024 và đầu quý IV/2024 ở các vùng phía Bắc. Tác động sẽ thể hiện qua việc sản lượng sụt giảm và các cơ sở bị hư hỏng ở nhiều lĩnh vực như sản xuất, nông nghiệp và các dịch vụ.
*Những khuyến nghị chính sách
Các chuyên gia của ADB khuyến nghị Việt Nam cần thúc đẩy nhu cầu trong nước thông qua các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ hơn như đẩy nhanh thực hiện đầu tư công, trong khi vẫn duy trì lãi suất thấp. Sự phối hợp giữa các chính sách là cần thiết để thúc đẩy phục hồi kinh tế, trong bối cảnh giá cả tương đối ổn định và nhu cầu còn yếu.
Chính sách tiền tệ của Việt Nam được cho là cần tiếp tục tập trung vào hai mục tiêu ổn định giá cả và hỗ trợ tăng trưởng, mặc dù không gian chính sách hạn chế. Tuy nhiên, rủi ro các khoản nợ xấu tăng lên do việc tiếp tục gia hạn quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ làm hạn chế khả năng nới lỏng tiền tệ hơn nữa. Bất kỳ biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ bổ sung nào cũng nên được phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng, cùng với việc đẩy nhanh cải cách thể chế để hỗ trợ nền kinh tế.
Lê Minh (Tổng hợp)
Nguồn Bnews : https://bnews.vn/kinh-te-viet-nam-qua-goc-nhin-quoc-te-ky-vong-duy-tri-da-tang-truong/348803.html