Lắng nghe cơ thể để sớm nhận biết vấn đề cơ xương khớp

Lắng nghe cơ thể để sớm nhận biết vấn đề cơ xương khớp
3 giờ trướcBài gốc
Cơ không chỉ giúp chúng ta di chuyển mà còn đóng góp vào việc duy trì tư thế, ổn định khớp, và bảo vệ các cơ quan quan trọng. Nhờ sự phối hợp giữa cơ, xương và khớp, cơ thể mới có thể hoạt động linh hoạt và mạnh mẽ.
Vậy khi hệ cơ xương khớp gặp vấn đề, điều đó sẽ tác động thế nào đến chất lượng cuộc sống?
Những cơn đau, sự hạn chế trong vận động và sự mất cân bằng của cơ thể là tín hiệu từ cơ xương khớp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hàng ngày. Để chẩn đoán chính xác các bệnh lý về cơ xương khớp, người bệnh thường được thăm khám lâm sàng, kiểm tra mức độ đau và thực hiện các phương pháp hình ảnh như chụp X-quang, MRI, siêu âm khớp hoặc nội soi khớp để xác định rõ tình trạng. Một số bệnh lý về cơ xương khớp phổ biến hiện nay gồm:
Thứ nhất, thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, xuất hiện các phản ứng viêm cùng với giảm chất lượng dịch khớp. Đây là bệnh lý mãn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn, thường diễn ra ở những người từ khoảng sau 40 tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên.
Thứ hai, viêm khớp
Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng, nóng đỏ, đau rát ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Viêm khớp thường diễn ra do quá trình lão hóa, sụn khớp và xương dưới sụn bị mài mòn, nhiễm trùng, chấn thương, di truyền,…
Viêm khớp có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở những người lớn tuổi. Tình trạng viêm khớp thường rất khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao, nên người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài để hạn chế các triệu chứng của bệnh lý này.
Thứ ba, thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng và chèn ép vào các rễ thần kinh. Bệnh lý này thường diễn ra do di truyền, quá trình thoái hóa, chấn thương, tư thế sai,…
Thoát vị đĩa đệm diễn ra phổ biến ở đốt sống cổ và thắt lưng. Những triệu chứng thường gặp là xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ kéo dài trong 1 – 2 tuần và tăng dần tần suất và mức độ đau theo thời gian; tê ở vùng cổ lan đến vai, cánh tay hoặc tê ở thắt lưng và có thể lan đến mông, chân.
Thứ tư, loãng xương
Loãng xương là một bệnh lý của xương do sự suy giảm khối lượng chất khoáng trong xương và tổn thương vi cấu trúc của tổ chức xương, làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy. Loãng xương đang là một vấn đề đáng báo động tại Việt Nam khi tỉ lệ mắc bệnh này ngày một gia tăng nhanh chóng.
Đặc điểm của bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng hoặc đau đớn nào, thường không được phát hiện cho đến khi xảy ra gãy xương. Thường là gãy xương hông, xương cổ tay và xương sống.
Loãng xương thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt, nhưng có các dấu hiệu gồm: đau lưng đột ngột, giảm chiều cao, tư thế còng lưng, dễ gãy xương ngay cả khi va chạm nhẹ.
Ngoài ra, còn có một số vấn đề về xương khớp khác như đau thần kinh tọa, bệnh gout, viêm điểm bám gân…
Cảm giác đau nhức chính là lời cảnh báo của cơ thể rằng hệ vận động của bạn đang cần được chăm sóc. Hãy lắng nghe cơ thể!
Lắng nghe cơ thể nhận biết vấn đề cơ xương khớp để sớm có giải pháp can thiệp
Tùy vào mỗi loại bệnh cơ xương khớp và mức độ nghiêm trọng mà có thể sử dụng các phương thức điều trị khác nhau như vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc giảm đau nhanh… Tuy nhiên khi tình trạng bệnh diễn biến xấu hoặc phức tạp thì việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Trong thời đại hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe ngày càng được đề cao. Và việc nhận biết sớm những dấu hiệu liên quan đến cơ xương khớp giúp cải thiện tình trạng bệnh và điều trị kịp thời cũng là điều được nhiều người quan tâm.
Đối với bệnh loãng xương, việc tham gia chương trình tầm soát loãng xương là biện pháp hữu hiệu giúp người lớn tuổi phát hiện sớm nguy cơ loãng xương nhằm chủ động phòng ngừa hoặc có kế hoạch điều trị sớm.
Dựa trên kết quả tầm soát từ nhãn hàng Anlene của Tập đoàn Fonterra với gần 100.000 người dân Việt Nam, kết quả cho thấy có tới 50% người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ loãng xương và 27% đã loãng xương.
Đặc biệt, tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ từ 50 tuổi chiếm đến 33%. Điều này nhấn mạnh thêm sự cần thiết của việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe xương từ sớm. Việc tầm soát định kỳ có thể giúp bạn hiểu rõ tình trạng xương khớp của mình, đồng thời có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Chủ tịch Hội Loãng xương TP.HCM, PGS.TS.BS Lê Anh Thư cho rằng dự phòng loãng xương từ sớm - chìa khóa cải thiện chức năng vận động. Để cải thiện bệnh lý xương khớp sau tuổi 40 + cần có giải pháp dự phòng. Trong đó bổ sung dinh dưỡng để hệ cơ xương khớp khỏe mạnh là một trong những giải pháp quan trọng, hữu hiệu.
Còn theo PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội thì bệnh loãng xương đang là một vấn đề đáng báo động tại Việt Nam với 1 trên 3 phụ nữ từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ loãng xương. Nghiên cứu cho thấy lượng canxi dung nạp trung bình từ bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam chỉ đạt 534,5 mg/ngày, thấp hơn mức khuyến nghị là từ 800-1.000 mg/ngày.
Do vậy, có thể phòng ngừa từ sau 30 tuổi bằng cách bổ sung dưỡng chất cho cơ xương khớp với các loại thực phẩm giàu canxi hoặc sữa giàu canxi. Và điều quan trọng nhất mỗi người chính là việc lắng nghe cơ thể để chăm sóc sức khỏe xương khớp. Hãy lắng nghe cơ thể, đặc biệt khi có những biểu hiện loãng xương, để kịp thời phòng ngừa và điều trị.
Tin tài trợ
Nguồn SK&ĐS : https://suckhoedoisong.vn/lang-nghe-co-the-de-som-nhan-biet-van-de-co-xuong-khop-169241003185026163.htm