Kim Long là vùng đất mang đậm dấu ấn lịch sử của Cố đô Huế, là nơi lưu giữ, phát triển nghề làm mứt gừng truyền thống. Đặc biệt, nguyên liệu chính để làm nên hương vị đặc trưng của mứt gừng Kim Long là gừng được trồng tại ngã ba Tuần — vùng đất nổi tiếng với những củ gừng thơm, cay nồng và đậm vị.
Gừng được tuyển chọn kỹ cho món mứt truyền thống. Ảnh: Hiếu Trương
Qua bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề, mứt gừng đã trở thành món ăn đặc trưng và là phần không thể thiếu trong mâm cúng tổ tiên vào dịp lễ Tết của người dân xứ Huế.
Theo thời gian, nghề làm mứt gừng Kim Long vẫn được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ. Những lát gừng vàng óng, phủ lớp đường ngọt dịu, không chỉ là món ăn trong ngày Tết mà còn mang theo hương vị ký ức của người dân vùng đất Cố đô.
Công đoạn sơ chế nguyên liệu được làm hoàn toàn bằng tay. Ảnh: Hiếu Trương
Gừng được bào từng lát mỏng, đều nhau để đảm bảo chất lượng từng mẻ gừng. Ảnh: Hiếu Trương
Từng lát gừng được cắt đều đặn. Ảnh: Hiếu Trương
Khu làm mứt gừng của một hộ gia đình có truyền thống làm mứt gừng ở Huế. Ảnh: Hiếu Trương
Gừng được nấu chung với đường tinh luyện. Ảnh: Hiếu Trương
Mứt gừng truyền thống phải làm từng mẻ nhỏ tỉ mẩn. Ảnh: Hiếu Trương
Người làm mứt gừng phả đảo đều tay để gừng không bị khô hay bị nát. Ảnh: Hiếu Trương
Hỗn hợp đường và gừng sánh quyện vào nhau. Ảnh: Hiếu Trương
Người làm mứt gừng phải ở trong điều kiện nhiệt độ rất cao. Ảnh: Hiếu Trương
Mứt gừng sau đó được đưa ra sàn và hong khô nhanh chóng. Ảnh: Hiếu Trương
Thành phẩm là những lát mứt đều, giòn, ngon và cay ngọt đặc trưng. Ảnh: Hiếu Trương
Mứt gừng là món không thể thiếu trên các bàn trà vào các dịp lễ tết. Ảnh: Hiếu Trương
Tháng 11-2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công nhận nghề mứt gừng Kim Long là Nghề truyền thống của tỉnh.
Đây là sự khẳng định cho những nỗ lực gìn giữ nghề của người dân địa phương, đồng thời mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các hộ gia đình làm nghề, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch văn hóa và ẩm thực đặc sản.
Hiếu Trương