Lễ diễu binh ngày 30/4 mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lễ diễu binh ngày 30/4 mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
24 phút trướcBài gốc
Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Huỳnh Mạnh Phương, Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đại diện thế hệ trẻ phát biểu.
Trực thăng, tiêm kích cất cánh từ sân bay Biên Hòa lên TP.HCM
Máy bay trực thăng kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc cất cánh xếp đội hình tại sân bay Biên Hòa thẳng tiến về phía TP.HCM. Tiếp sau đó là lượt cất cánh của tiêm kích Su-30MK2.
Đội hình trực thăng cất cánh. (Ảnh: Hoàng Minh)
Đội hình Su30-MK2. (Ảnh: Hoàng Minh)
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, Nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử phát biểu.
Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm.
21 loạt đại bác được bắn trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Màn bắn đại bác là biểu tượng của sức mạnh, sự chiến thắng và niềm tự hào dân tộc Việt Nam. Người dân phấn khích, tự hào và không khỏi trầm trồ, vỗ tay theo tiếng đại bác vang rền.
Đại bác bắn loạt pháo lễ ở bến Bạch Đằng. (Ảnh: Thy Huệ)
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới dự Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. (Ảnh: Lương Ý)
Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. (Ảnh: Lương Ý)
Màn trống hội Bản hùng ca toàn thắng do học viên Học viện Cảnh sát Nhân dân, Bộ Công an thực hiện. Tiếp đó là tới màn xếp hình nghệ thuật: Đất nước trọn niềm vui do Đoàn Nghi lễ Quân đội, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Đoàn Văn công Quân khu 1, Đoàn văn công quân khu 3 , Đoàn văn công Quân khu 9 thực hiện.
Tiêm kích hoàn tất bay khí tượng. Dự kiến 10 trực thăng, 6 Yak-130 và 7 Su-30MK2 sẽ thực hiện bay biểu diễn kéo cờ, thả bẫy nhiệt.
Máy bay thực hiện nhiệm vụ bay khí tượng. (Ảnh: Phan Nga)
Dòng người đổ về trung tâm thành phố ngày càng đông.
Cảnh tượng náo nhiệt tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Hàng nghìn người tập trung ở phố Nguyễn Huệ. Đây là đoạn đường có góc quan sát thuận lợi đoàn diễu binh khi về khu vực tập kết.
Đội bắn pháo lễ tập dượt. Theo kế hoạch, sẽ bắn 21 loạt đại bác trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Các đơn vị diễu binh vào vị trí tập kết.
Người dân vui vẻ đồng ca. Không ai cảm thấy mệt mỏi dù đã chờ đợi Lễ diễu binh 30/4 trong nhiều giờ.
Các khối đứng di chuyển vào khu vực khán đài.
Công tác chuẩn bị đang được rốt ráo thực hiện. Các đơn vị diễu binh, diễu hành đang vào vị trí. Ở khu vực bắn đại bác, lực lượng chức năng cũng đang hoàn tất những bước kiểm tra cuối cùng.
Kiểm tra đại bác, lắp đạn. (Ảnh: Thy Huệ)
Khu vực Bến Thành không còn chỗ trống. Người dân kiên nhẫn ngồi chờ đến giờ đại lễ chính thức bắt đầu.
Khu vực chợ Bến Thành lúc 4h sáng. (Ảnh: Thanh Tùng)
Lực lượng an ninh cùng chó nghiệp vụ kiểm tra khu vực trọng yếu.
Lực lượng chức năng triển khai đồng loạt các chốt chặn, thiết lập hàng rào an ninh tại nhiều tuyến đường trọng yếu dẫn vào khu vực tổ chức diễu binh.
Các lối đi bộ và làn xe đều được kiểm soát nghiêm ngặt, người dân và phương tiện không được phép di chuyển vào khu vực lễ chính, ngoại trừ các lực lượng có nhiệm vụ và được cấp phù hiệu riêng.
Biển người thức xuyên đêm chờ đại lễ 30/4 ở trung tâm TP.HCM
Đêm 29/4, khu vực trung tâm TP.HCM bừng sáng khi hàng nghìn người dân đổ về các tuyến phố ở Quận 1, chờ xem diễu binh, diễu hành mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Đến nửa đêm, người vẫn nối tiếp người ken đặc cả khu vực tạo nên khung cảnh đông đúc hiếm gặp ở trung tâm Thành phố lúc nửa đêm. Dòng người ùn ùn đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bến Bạch Đằng và các tuyến đường lân cận như Lê Lợi, Đồng Khởi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa…
Dòng người có mặt tại các tuyến phố trung tâm thành phố từ tối 29/4 để xem lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hàng ngàn người dân tập trung tại khu vực công viên Bến Bạch Đằng
Thức xuyên đêm chờ buổi lễ lịch sử.
Người dân trải chiếu, dựng lều ngủ qua đêm trên vỉa hè chờ xem diễu binh ngày 30/4
Chị Nguyễn Thị Trọn (ngụ Quận 12, TP.HCM) cho biết, chị và gia đình gồm 10 người đã có mặt tại bến Bạch Đằng từ chiều tối 29/4 để được chứng kiến khoảnh khắc hào hùng của đất nước. Bất ngờ hơn, đây là đêm thứ 3 gia đình chị có mặt.
Trước đó, các đêm sơ duyệt và tổng duyệt, gia đình chị cũng đã "cắm chốt" tại đây.
"50 năm mới có một sự kiện trọn đại thế này, 3 đêm chứ 30 đêm gia đình tôi vẫn chưa thấy đủ", chị Trọn nói.
Đứng cạnh, con trai của chị cũng tự hào reo lên: "Con vui và tự hào lắm khi được ngắm nhìn đại bác và các đoàn diễu binh. Con đến từ sớm, ba mẹ con đã trải bạt để con có chỗ ngồi, nên con không thấy mệt gì cả".
Gia đình chị Nguyễn Thị Trọn.
Tương tự, anh Nguyễn Công Anh (ngụ Quận 12, TP.HCM) cũng cho hay đã có mặt tại đây từ 15h ngày 29/4 để giữ chỗ.
"Tôi đã được xem buổi sơ duyệt, tổng duyệt, nên trong buổi lễ chính thức ngày mai sẽ thật là thiếu sót nếu ở TP.HCM mà không đón xem. Tôi đã sắp xếp công việc để không bị ảnh hưởng. Qua đây, tôi muốn lan tỏa tinh thần yêu nước tới mọi người, đặc biệt là những người trẻ như tôi", anh Nguyễn Công Anh chia sẻ.
Em Nguyễn Trần Quốc Hoàn (ngụ Bình Dương) cùng mẹ di chuyển từ Bình Dương lúc 15h, có mặt tại bến Bạch Đằng lúc 17h. Hai mẹ con cùng mặc áo cờ đỏ sao vàng, tay cầm cờ Tổ quốc, hô to "Tôi yêu Việt Nam". "Em rất tự hào khi được có mặt tại đây để chứng kiến khoảnh khắc tuyệt vời này. Lúc này em xúc động quá, chỉ có thể nói em rất yêu đất nước mình vô cùng", Quốc Hoàn nói.
Để hỗ trợ người dân một cách tối đa, Bộ Tư lệnh TP.HCM cử nhiều chiến sỹ túc trực, phát nước cho người dân, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống khẩn cấp.
Khách đi tàu Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên trong 2 ngày 30/4 và 1/5 được miễn phí vé và sử dụng căn cước công dân, mã QR trên ứng dụng HCMC Metro để qua cổng.
Bên cạnh miễn phí vé, trong ngày 30/4, tàu sẽ chạy từ 4h30 sáng đến 23h đêm, tức khởi hành đầu ngày sớm hơn 30 phút và kết thúc trễ hơn 1 giờ so với thông thường và có tổng cộng 240 chuyến tàu.
Từ 3h - 12h ngày 30/4, nhiều tuyến đường ở khu vực Trung tâm TP.HCM sẽ bị cấm để phục vụ đại lễ diễu binh, diễu hành.
1. Các tuyến đường cấm lưu thông từ 3h - 12h ngày 30/4:
- Cầu Ba Son, hướng từ TP Thủ Đức sang quận 1 (bắt đầu từ ngã ba đường D6 - R12);
- Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (đoạn giáp đường Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Hữu Cảnh);
- Đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn giáp đường Nguyễn Đình Chiểu đến Lê Duẩn);
- Đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ đường Lê Duẩn đến điểm quay đầu trước số 37 Tôn Đức Thắng);
- Đường Mạc Đĩnh Chi (đoạn từ đường Trần Cao Vân đến Nguyễn Du);
- Đường Hai Bà Trưng (đoạn từ giáp đường Võ Văn Tần đến giáp Lý Tự Trọng);
- Đường Phạm Ngọc Thạch (đoạn từ giáp Vòng xoay Hồ Con Rùa đến Nhà Thờ Đức Bà);
- Đường Pasteur (đoạn từ giáp đường Võ Văn Tần đến giáp Lý Tự Trọng);
- Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn từ giáp đường Võ Văn Tần đến giáp Lý Tự Trọng);
- Đường Trương Định (đoạn từ giáp đường Võ Văn Tần đến giáp Lý Tự Trọng);
- Đường Nguyễn Du (đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến giáp đường Cách Mạng Tháng 8);
- Đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn từ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đến giáp Cách Mạng Tháng 8);
- Các tuyến đường bên trong vòng giới hạn của các tuyến đường trên như: Lê Duẩn, Nguyễn Văn Chiêm, Lê Quý Đôn, Huyền Trân Công Chúa, Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên, Alexandre De Rhodes, Công xã Paris, Đặng Trần Côn, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Đồng Khởi…
2. Hướng lưu thông thay thế để tránh khu vực tổ chức lễ kỷ niệm:
- Hướng di chuyển từ TP Thủ Đức sang các quận 1, 5, 6, 10, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh
+ Lộ trình 1: Võ Nguyên Giáp – Mai Chí Thọ – hầm vượt sông Sài Gòn – Võ Văn Kiệt – đi quận 5, 6, huyện Bình Chánh.
+ Lộ trình 2: Võ Nguyên Giáp – Mai Chí Thọ – hầm vượt sông Sài Gòn – Võ Văn Kiệt – Trần Đình Xu (hoặc Nguyễn Văn Cừ) – Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Cừ – Lý Thái Tổ – 3 Tháng 2 – đi quận 10, Tân Bình.
+ Lộ trình 3: Võ Nguyên Giáp – Cầu Sài Gòn– Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng – Võ Thị Sáu – 3 Tháng 2.
+ Lộ trình 4: Võ Nguyên Giáp – Cầu Sài Gòn – Điện Biên Phủ – Vòng xoay Hàng Xanh – Bạch Đằng – Phan Đăng Lưu – Hoàng Văn Thụ – Phan Đình Giót – Trường Sơn.
+ Lộ trình 5: Võ Nguyên Giáp – Võ Văn Ngân – Tô Ngọc Vân – Phạm Văn Đồng – Hồng Hà – Trường Sơn – vào sân bay Tân Sơn Nhất hoặc tiếp tục Trường Sơn – Hoàng Văn Thụ - Xuân Hồng – Xuân Diệu – Trường Chinh – Lý Thường Kiệt – Lạc Long Quân – tiếp đi các hướng.
- Hướng di chuyển từ quận Bình Thạnh sang các quận 10, 11, 12, huyện Củ Chi, Hóc Môn
+ Lộ trình 1: Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng – Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa hoặc Vòng xoay Công trường Dân Chủ - 3 Tháng 2.
+ Lộ trình 2: Điện Biên Phủ – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Bạch Đằng – Phan Đăng Lưu – Hoàng Văn Thụ – Vòng xoay Lăng Cha Cả – đi các hướng.
- Hướng di chuyển từ huyện Củ Chi, quận 12, Tân Bình sang các quận Bình Thạnh, quận 4, 6, 7, 10, huyện Nhà Bè, Cần Giờ, TP Thủ Đức:
+ Lộ trình 1 : Lê Quang Đạo – rẽ phải Lê Đức Anh hoặc rẽ trái Đỗ Mười – đi các hướng
+ Lộ trình 2: Lê Quang Đạo – Trường Chinh – Cộng Hòa – Hoàng Văn Thụ – Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Thị Sáu – 3 Tháng 2.
+ Lộ trình 3: Lê Quang Đạo – Trường Chinh –Cách mạng tháng Tám – Vòng xoay Dân Chủ – 3 tháng 2 – Lý Thái Tổ – Nguyễn Văn Cừ – Cầu Nguyễn Văn Cừ – Dương Bá Trạc – cầu Him Lam – đi quận 4, 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ.
+ Lộ trình 4: Lê Quang Đạo – Trường Chinh – Lý Thường Kiệt – Hồng Bàng – Châu Văn Liêm – đi quận 6, 10.
+ Lộ trình 5: Trường Chinh – Cách mạng tháng Tám – 3 tháng 2 – Lý Thái Tổ – Nguyễn Văn Cừ – hầm vượt Sông Sài Gòn – Mai Chí Thọ đi TP Thủ Đức.
+ Lộ trình 6: Trường Chinh – Cộng Hòa – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu – Bạch Đằng – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Điện Biên Phủ – Cầu Sài Gòn – đi TP. Thủ Đức hoặc Hoàng Văn Thụ – Phan Đình Giót – Trường Sơn – Hồng Hà – Phạm Văn Đồng – đi TP Thủ Đức.
- Hướng di chuyển từ quận 4, 7 đi huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận Tân Bình
+ Lộ trình 1: Nguyễn Văn Linh – cầu Tân Thuận 1 (hoặc cầu Tân Thuận 2) – Nguyễn Tất Thành – Hoàng Diệu – Cầu Ông Lãnh – Trần Hưng Đạo –Nguyễn Văn Cừ - Lý Thái Tổ - 3 Tháng 2 – Lý Thường Kiệt – Hoàng Văn Thụ - Cộng Hòa - Trường Chinh – Lê Quang Đạo.
+ Lộ trình 2: Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Thị Thập – cầu Him Lam – cầu Kênh Xáng – Dương Bá Trạc – Nguyễn Văn Cừ - Lý Thái Tổ - Vòng xoay Ngã 7 – 3 Tháng 2 – Vòng xoay Dân Chủ – Cách mạng tháng Tám – Xuân Diệu – Xuân Hồng – Trường Chinh – Lê Quang Đạo.
+ Lộ trình 3: Nguyễn Tất Thành – Hoàng Diệu – cầu Ông Lãnh – Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Cừ – Lý Thái Tổ – 3 Tháng 2 – Lý Thường Kiệt – đi quận Tân Bình (sân bay Tân Sơn Nhất).
+ Lộ trình 4: Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ – cầu Kênh Tẻ – Khánh Hội – đi thẳng rẽ trái Bến Vân Đồn – cầu Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Văn Cừ – Lý Thái Tổ – 3 Tháng 2.
Người dân có thể theo dõi Lễ kỷ niệm qua 20 màn hình LED được đặt tại 7 tuyến đường chính: Lê Duẩn (6 màn hình), Nam Kỳ Khởi Nghĩa (3 màn hình), Lê Lợi (3 màn hình), Nguyễn Huệ (2 màn hình), Đồng Khởi (2 màn hình), Điện Biên Phủ (2 màn hình) và Nguyễn Đình Chiểu (2 màn hình) hoặc xem trên sóng truyền hình, các nền tảng mạng xã hội…
Ngày 30/4, TP.HCM tổ chức Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Lễ diễu binh, diễu hành sẽ bắt đầu từ 7h.
Nguồn VTC : https://vtcnews.vn/truc-tiep-le-dieu-binh-ngay-30-4-mung-50-nam-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoc-ar940733.html