Lễ vật cúng ông Công ông Táo và gợi ý 10 mâm cỗ cúng đẹp hút mắt, mang may mắn cho gia chủ không nên bỏ qua

Lễ vật cúng ông Công ông Táo và gợi ý 10 mâm cỗ cúng đẹp hút mắt, mang may mắn cho gia chủ không nên bỏ qua
6 giờ trướcBài gốc
Cúng ông Công ông Táo chay hay mặn?
Hằng năm đến dịp gần ngày 23 tháng Chạp thì người người nhà nhà lại cúng ông Táo. Theo quan niệm dân gian thì ngày này là ngày ông Táo về chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng trên thiên đình những chuyện vừa xảy ra trong một năm vừa qua dưới hạ giới. Để tiễn ông Táo về trời sau một năm ở cùng con dân dưới hạ giới. Người ta bày mâm cúng với cá chép làm phương tiện cho ông Táo bay về trời cùng nhiều món ăn và đồ vật khác.
Nhiều gia đình hiện nay có quan niệm rằng trong ngày ông Công ông Táo không nên sát sinh. Bởi vậy, lễ vật cúng nên là cỗ chay.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Dù không cần cầu kỳ, nhưng mâm cỗ cúng cần sự trang trọng, chu đáo nhằm thể hiện tấm lòng thành của gia chủ trước các vị thần. Thông thường các gia đình cần chuẩn bị những lễ vật như sau, mọi người có thể tham khảo:
Một bình bông, đĩa trái cây ngũ quả (thanh long, mãng cầu, trái dừa, đu đủ, xoài). Ba chén chè trôi nước, ba đĩa mứt, ba đĩa trà khô, nhang, đèn, rượu, kẹo, cốm, bánh. Giấy cúng gồm tiền, vàng, bộ đồ, con ngựa…
Ngoài ra cũng tùy mỗi gia đình có thể cúng mâm cơm thường dùng hằng ngày gồm: Cơm, canh, cá, rau, củ kiệu, đĩa thịt luộc hoặc gà luộc, mắm, đĩa bánh chưng hay bánh tét... để dâng cúng. Gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng chay chỉ gồm: 1 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 1 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến đỏ…
Trước khi làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thì gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật là 3 mũ Táo quân: 2 mũ của hai Táo ông và 1 mũ của Táo bà. Trong đó, mũ dành cho các Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà thì không có cánh chuồn. Có nhiều nơi, người ta chỉ cúng tượng trưng 1 chiếc mũ ông Công có cánh chuồn và kèm theo 1 chiếc áo, 1 đôi hia giấy.
Bên cạnh đó tín ngưỡng dân gian còn dâng cúng cá chép sống - vật để Táo quân cưỡi về trời. Khi làm lễ cúng xong người dân phóng sinh cá chép. Với miền Bắc, thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, sau đó sẽ phóng sinh ra ao, hồ. Người miền Trung, người ta cúng 1 con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ, ở miền Nam lại chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Đặc biệt ngày 30 Tết phải làm lễ rước ông Táo về ngự ở gia đình để cầu xin ngài phù hộ cho đất nước được thanh bình, nhân dân an lạc. Tất cả dân chúng đều cơm no áo ấm. Mọi người đều sống thoải mái qua đầu năm cho đến những cuối năm...
Gợi ý 10 mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đẹp như tranh
Nếu chưa biết cúng ông Công ông Táo làm những gì, bạn có thể tham khảo gợi ý 1 10 mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đẹp như tranh của chị Vũ Thu Hương, Vũ Thanh Hoan (Hà Nội):
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 1
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 4
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 5
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 6
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 7
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 8
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 9
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 10
Hà My
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/le-vat-cung-ong-cong-ong-tao-va-goi-y-10-mam-co-cung-dep-hut-mat-mang-may-man-cho-gia-chu-khong-nen-bo-qua-172250115063507686.htm