Vạch ra một lộ trình phát triển đa giai đoạn với các giải pháp đồng bộ, nhằm đưa nơi này trở thành trung tâm du lịch - dịch vụ có sức cạnh tranh tầm châu lục.
GIAI ĐOẠN 2025 - 2030: XÂY NỀN MÓNG, TẠO ĐÀ CẤT CÁNH
Trước khi sáp nhập với Daklak, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cũ đã ký Quyết định số 692 phê duyệt Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặt ra mục tiêu trong 5 năm tới là vô cùng rõ ràng và có tính định lượng cao.
Cụ thể, khu vực ven biển này được đặt mục tiêu đón 7 triệu lượt khách (trong đó có 600.000 khách quốc tế), tổng doanh thu du lịch đạt 20.000-23.000 tỷ đồng. Quan trọng hơn, ngành du lịch được kỳ vọng sẽ đóng góp tới 15% vào GRDP của khu vực, chính thức trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn khu vực ven biển Đăk Lăk. Ảnh: Shuttlerstock.
Để hiện thực hóa tầm nhìn này, Đề án đã vạch ra ba trụ cột chiến lược:
Một là, phát triển hạ tầng đồng bộ: Ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các hạ tầng giao thông huyết mạch, đặc biệt là các trục đường kết nối liên vùng như Quốc lộ 29 và các tuyến đường ven biển, đảm bảo kết nối thông suốt từ khu vực Tây Nguyên đến các cảng biển và trung tâm đô thị. Song song đó, sân bay Tuy Hòa cũng được quy hoạch nâng cấp để đạt công suất 3 triệu lượt khách/năm, đủ khả năng đón các dòng máy bay lớn và chuẩn bị cho các đường bay quốc tế trong tương lai.
Hai là, định hình sản phẩm du lịch đặc sắc: Xây dựng các sản phẩm du lịch chủ lực dựa trên thế mạnh về nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch văn hóa – lịch sử, và du lịch sinh thái độc đáo của “xứ Nẫu”.
Các trải nghiệm về văn hóa sẽ trở thành một trong những sản phẩm du lịch đặc sắc tại xứ Nẫu. Ảnh: Shuttlerstock.
Ba là, kiến tạo hệ sinh thái đô thị đa chức năng thông qua quy hoạch chuyên biệt: Một trong những bước đi đột phá nhất của đề án là việc định hình một chiến lược phát triển theo cụm chức năng, biến khu vực ven biển thành một hệ sinh thái kinh tế năng động.
Theo đó, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực phát triển ba khu vực trọng điểm với các định hướng chuyên biệt rõ ràng:
Khu vực Phường Phú Yên: Được quy hoạch trở thành trung tâm công nghiệp và logistics, với hạt nhân là sân bay và các khu công nghiệp phụ trợ. Đây sẽ là cửa ngõ giao thương hàng hóa, dịch vụ của toàn tỉnh.
Khu vực phường Bình Kiến: Định vị là "thủ phủ" du lịch nghỉ dưỡng, tập trung phát triển các khu resort, khách sạn cao cấp, tập trung các hoạt động vui chơi giải trí nghỉ dưỡng ven biển từ nhà hàng, các địa điểm giải trí, khu thể thao trên biển...
Khu vực Phường Tuy Hòa: Được xác định là "trái tim" của toàn hệ sinh thái - trung tâm hành chính, chính trị, tài chính và thương mại lõi. Đặc biệt, khu đô thị Bắc Trần Phú sẽ là hạt nhân phát triển, nơi hình thành các khu đô thị kiểu mẫu, hiện đại, trở thành “Biểu tượng sống mới” và là trung tâm cung cấp các dịch vụ cao cấp cho cả vùng.
Chiến lược “kiềng ba chân” này không chỉ giúp tối ưu hóa tiềm năng của từng khu vực mà còn tạo ra một môi trường tương hỗ, phát triển đồng bộ. Nó mở ra cơ hội đầu tư đa dạng trên mọi lĩnh vực từ công nghiệp, kinh tế biển, du lịch đến bất động sản, đồng thời mang lại một sự bảo chứng rõ ràng về tầm nhìn phát triển dài hạn của chính quyền.
TẦM NHÌN 2050: HƯỚNG TỚI MỘT TRUNG TÂM DU LỊCH QUỐC TẾ
Nếu giai đoạn đầu là xây nền móng, thì tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện một khát vọng lớn lao hơn: đưa vùng duyên hải Đắk Lắk vào bản đồ du lịch cao cấp của châu Á. Các mục tiêu đầy tham vọng được đặt ra bao gồm đón 30 triệu lượt khách và tổng doanh thu đạt tới 186.000 tỷ đồng.
Để đạt được vị thế này, Đề án xác định các mũi nhọn chiến lược dài hạn, bao gồm phát triển du lịch siêu sang (Ultra-Luxury) với các thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu, trở thành trung tâm du lịch hội nghị (MICE) của khu vực, và xây dựng một nền kinh tế đêm sôi động.
Sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp này tất yếu đòi hỏi sự ra đời của các bất động sản thương mại đa chức năng tại các vị trí trung tâm. Trong bối cảnh nguồn cung cơ sở lưu trú 5 sao còn hạn chế, dư địa phát triển cho các mô hình shophouse thương mại - vốn được xem là “xương sống” cho các hoạt động kinh tế đô thị - là cực kỳ lớn. Đây là cơ hội vàng để các sản phẩm này phát huy tối đa giá trị, trở thành tài sản tạo ra dòng tiền bền vững cho các nhà đầu tư tiên phong.
CƠ HỘI TỪ MỘT TẦM NHÌN DÀI HẠN
Có thể thấy, Đề án phát triển du lịch 2025-2050 là một lộ trình chiến lược, rõ ràng và có tầm nhìn xa, không chỉ cho 5 năm mà cho cả một thế hệ. Điều này mang lại một sự bảo chứng vững chắc vào tương lai phát triển của vùng đất, giảm thiểu rủi ro và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.
Đối với giới đầu tư, việc song hành cùng một chiến lược dài hạn như vậy, đặc biệt thông qua các dự án có "pháp lý đảm bảo" và "sở hữu lâu dài" nằm trong quy hoạch phát triển lõi của thành phố, chính là con đường an toàn và bền vững nhất để đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới. Lộ trình đã được vạch ra, cơ hội đang rộng mở cho những ai sẵn sàng đồng hành trên hành trình thịnh vượng này.
Khánh Huyền