Lộ trình chuyển đổi xe xăng sang xe điện của các nước trên thế giới

Lộ trình chuyển đổi xe xăng sang xe điện của các nước trên thế giới
8 giờ trướcBài gốc
Các ưu đãi của chính phủ dành cho xe điện cắm sạc được thiết lập trên khắp thế giới để hỗ trợ việc áp dụng xe điện cắm sạc theo chính sách. Những ưu đãi này chủ yếu ở dạng hoàn tiền mua hàng, miễn thuế và tín dụng thuế cùng đặc quyền bổ sung, từ quyền sử dụng làn xe buýt đến miễn phí thuế, sạc, đỗ xe, phí cầu đường.
Kế hoạch chuyển đổi xe xăng sang xe điện được nhiều nước lớn trên thế giới thực hiện từ lâu.
Trung Quốc
Thị trường xe đạp điện Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng, nhờ vào một số yếu tố chính góp phần áp dụng rộng rãi sản phẩm và mở rộng thị trường. Chính phủ Trung Quốc cũng đang tích cực thúc đẩy việc áp dụng xe đạp điện thông qua chính sách ưu đãi, trợ cấp và quy định về môi trường.
Ngày 21/5/2022, chính quyền thành phố Thượng Hải công bố và ban hành "Kế hoạch Hành động Thượng Hải nhằm Đẩy nhanh Phục hồi và Tái thiết Kinh tế" để thúc đẩy tiêu thụ ô tô điện. Kế hoạch khuyến khích gồm giảm thuế và hỗ trợ tài chính 10.000 Nhân dân tệ cho mỗi xe điện.
Đến năm 2009, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu đưa đất nước trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về xe điện và xe hybrid vào năm 2012. Trung Quốc cũng ban hành thuật ngữ xe năng lượng mới (NEV) để chỉ xe cắm điện và xe điện thuần túy, xe hybrid cắm điện để hưởng ưu đãi mua hàng.
Vào ngày 1/6/2010, Trung Quốc tiếp tục công bố chương trình thử nghiệm cung cấp ưu đãi lên tới 9.281 USD cho việc mua xe điện chạy bằng pin mới của tư nhân và 7.634 USD cho xe hybrid cắm điện. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ tối đa 9.800 USD cho những người dân mua xe chở khách chạy hoàn toàn bằng điện và tối đa 81.600 USD dành cho xe buýt điện.
Nhờ sự hỗ trợ của chính phủ và ưu đãi mới, sản lượng xe năng lượng mới từ tháng 1 đến tháng 8 tại thị trường Trung Quốc đạt 31.137 chiếc, tăng 328% so với cùng kỳ năm 2013. Trong 8 tháng đầu năm 2014, Sản lượng trong nước đạt 6.621 xe hybrid cắm điện và 16.276 xe hoàn toàn chạy bằng điện.
Đến năm 2024, quy mô thị trường xe đạp điện Trung Quốc được định giá 17,78 tỷ USD. Tập đoàn IMARC dự báo thị trường xe điện quốc gia này tiếp tục đạt 28,35 tỷ USD vào năm 2033, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,06% từ năm 2025 đến năm 2033.
Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản giới thiệu chương trình khuyến khích xe điện đầu tiên vào năm 1996 và được tích hợp vào năm 1998 với dự án Giới thiệu Xe Năng lượng Sạch. Cụ thể, người mua xe điện, xe chạy bằng khí đốt tự nhiên, xe chạy bằng methanol và xe điện hybrid sẽ được cung cấp trợ cấp và giảm thuế .
Dự án cũng cung cấp mức trợ cấp mua hàng lên tới 50% so chi phí gia tăng của chiếc xe năng lượng sạch so với giá của chiếc xe sử dụng động cơ thông thường. Chương trình này được gia hạn đến năm 2003.
Để khuyến khích người dân dùng xe điện, chính phủ tung ra hàng loạt chính sách ưu đãi.
Tháng 5/2009, Quốc hội Nhật Bản thông qua "Biện pháp thúc đẩy mua xe xanh", thiết lập các khoản khấu trừ và miễn thuế cho những loại xe thân thiện với môi trường và tiết kiệm nhiên liệu.
Nhật Bản cũng áp dụng nhiều trợ cấp ưu đãi hấp dẫn đối với những người mua xe thân thiện với môi trường mới mà không phải loại bỏ xe cũ hay trợ cấp mua xe tải, xe buýt đáp ứng tiêu chí về hiệu suất nhiên liệu, khí thải.
Ấn Độ
Vào tháng 11/2010, chính phủ Ấn Độ công bố khoản trợ cấp hơn 1 triệu USD cho xe điện. Khoản trợ cấp này cung cấp lợi ích lên đến 20% trên giá xuất xưởng, với mức trợ cấp tối đa hơn 1.000 USD cho ô tô điện, 46 USD cho xe hai bánh, 58 USD cho xe hai bánh tốc độ cao, 4.654 USD cho xe buýt nhỏ chạy điện và 6.981 USD cho xe ba bánh.
Đến tháng 4/2014, chính phủ Ấn Độ tiếp tục công bố kế hoạch mới nhằm cung cấp khoản trợ cấp cho xe hybrid và xe điện. Kế hoạch này bao gồm khoản trợ cấp lên đến 1.745 USD cho ô tô và 349 USD cho xe hai bánh. Ấn Độ đặt mục tiêu có 7 triệu xe điện lưu thông trên đường vào năm 2020.
Để đáp ứng mục tiêu của chính phủ, quốc gia này cũng đặt ra hạn chót cho chương trình "Chỉ sản xuất xe điện" vào năm 2030. Dù có vẻ rất tham vọng, nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách cho biết việc khuyến khích sản xuất xe điện theo chính sách "Sản xuất tại Ấn Độ" và chính sách khung mới cho chương trình này sẽ được ban hành vào cuối năm 2017.
Theo báo cáo của OECD, Ấn Độ được xem là quốc gia cung cấp ít trợ cấp nhất so với những thị trường lớn khác dành cho năng lượng tái tạo trong xe điện. Điều này có thể cản trở mục tiêu sản xuất hoàn toàn xe điện vào năm 2030 của chính phủ.
Hàn Quốc
Tháng 7/2016, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc công bố kế hoạch kéo dài thời gian sử dụng pin xe điện, xây dựng mạng lưới trạm sạc và giúp việc mua và sở hữu xe điện trở nên dễ dàng hơn. Chính phủ kỳ vọng chương trình chính sách này sẽ giúp tăng thị phần xe điện tại Hàn Quốc lên 0,5% vào năm 2017, từ mức 0,2% vào năm 2015 và đạt 5,3% vào năm 2020.
Chính phủ Hàn Quốc cũng áp dụng trợ cấp mua một lần cho ô tô điện. Bắt đầu từ năm 2016, những người lái xe ô tô điện hoàn toàn được hưởng lợi từ việc giảm phí bảo hiểm, phí đường cao tốc và phí đỗ xe. Kế hoạch của chính phủ kêu gọi triển khai các trạm sạc nhanh vào năm 2020, trung bình 2km sẽ có một trạm sạc tại thủ đô Seoul.
Hàn Quốc chi số tiền lớn để chuyển đổi xe điện.
Gần đây nhất, Hàn Quốc quyết định chi 375,8 tỷ won để lắp đặt 4.400 trạm sạc nhanh trên toàn quốc và phát triển các chính sách nhằm khuyến khích các hệ thống siêu thị, và rạp chiếu phim lắp đặt bộ sạc tối ưu hóa cho khách hàng lưu lại 2 - 3 giờ.
Với số tiền lớn bỏ ra từ chính phủ, bắt đầu từ tháng một, những người trẻ tuổi mua xe điện làm chiếc xe đầu tiên trong đời sẽ được giảm giá thêm 20%.
Pháp
Từ năm 2008, Pháp áp dụng hệ thống bonus-malus, cung cấp ưu đãi tài chính hay còn gọi là tiền thưởng cho những khách hàng mua xe có lượng khí thải carbon thấp. Khoản tiền thưởng này áp dụng cho xe cá nhân và xe công ty được mua vào hoặc sau ngày 5/12/2007 và được khấu trừ vào giá mua xe.
Ở thời điểm hiện tại, người lái xe mua ô tô chạy bằng điện, hydro hoặc kết hợp cả hai loại năng lượng này trước đây được miễn phí khi nộp đơn đăng ký xe tại Pháp. Chương trình khuyến khích này được đưa ra vào năm 2020 nhằm khuyến khích người mua đầu tư vào xe không phát thải, nhưng kết thúc vào đầu tháng 5.
Đức
Chính phủ Đức đưa ra nhiều chính sách khuyến khích việc mua xe điện như trợ cấp trực tiếp, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc và ưu đãi thuế cho những công ty lắp đặt trạm sạc tại nơi làm việc. Vào tháng 5/2010, chương trình quốc gia về phương tiện di chuyển bằng điện của cựu Thủ tướng Angela Merkel đặt mục tiêu đưa 1 triệu xe điện lưu thông trên đường phố Đức vào năm 2020.
Vào tháng 8/2014, chính phủ tiếp tục công bố kế hoạch giới thiệu ưu đãi phi tiền tệ thông qua luật mới có hiệu lực vào ngày 1/2/2015. Các lợi ích dành cho người dùng được đề xuất gồm biện pháp ưu tiên cho ô tô chạy bằng pin, xe chạy bằng pin nhiên liệu và một số xe hybrid cắm điện, giống như Na Uy đã làm, bằng cách cấp cho chính quyền địa phương quyền cho phép các loại xe này vào làn đường xe buýt và cung cấp chỗ đậu xe miễn phí và chỗ đậu xe dành riêng tại địa điểm có điểm sạc.
Để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu cho ngành giao thông vận tải, vào năm 2016, chính phủ Đức cũng đặt mục tiêu có từ 7 đến 10 triệu ô tô điện cắm điện trên đường và 1 triệu điểm sạc có sẵn vào năm 2030.
Kông Anh (Tổng hợp)
Nguồn VTC : https://vtcnews.vn/lo-trinh-chuyen-doi-xe-xang-sang-xe-dien-cua-cac-nuoc-tren-the-gioi-ar954434.html