Các nhà nghiên cứu từng công bố phát hiện cây bạch đàn có thể hút tinh thể vàng trong lòng đất và tích trữ vàng trong những chiếc lá. Ảnh: Internet
Cây bạch đàn (tên khoa học là Eucalyptus marginata) là chi thực vật có hoa trong họ Đào kim nương - loài thực vật bản địa có xuất xứ từ Úc. Ảnh: Internet
Rễ cây bạch đàn có thể đâm sâu tới 40 mét vào lòng đất tìm nước và khoáng chất. Ảnh: iStock
Do đó, rễ hấp thụ các hạt vàng cực nhỏ và vận chuyển lên lá cây. Điều này được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học uy tín. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, vàng không phải là kim loại có lợi cho đời sống của cây. Vì thế, cây có cơ chế dồn vàng lên các đầu mút của cây, như lá cây để giảm thiểu phản ứng sinh hóa độc hại. Ảnh: Internet
Trên thực tế, ý tưởng bạch đàn có thể hút được vàng đã nhen nhóm từ rất lâu. Tuy nhiên, phải sau một nghiên cứu năm 2013, các chuyên gia mới chính thức kết luận được điều này. Ảnh: Internet
Họ so sánh lá cây bạch đàn mọc gần một mỏ vàng phía Tây Úc, với những cây mọc cách đó 800m. Họ cũng thử trồng bạch đàn trong đất có chứa tinh thể vàng. Ảnh: Internet
Kết quả không ngoài mong đợi khi bên trong lá cây có chứa tinh thể vàng với kích cỡ khoảng 8 micromet. Ảnh: Internet
Các nhà khoa học thí nghiệm trồng cây bạch đàn trong nhà kính và trong các chậu cát có trộn vàng. Kết quả thật bất ngờ, lá cây trong thí nghiệm cũng chứa hạt vàng. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, hàm lượng vàng trong lá bạch đàn rất nhỏ. Các nhà khoa học ước tính, lượng vàng trong lá chỉ khoảng 46 phần tỷ (0,000005%) trọng lượng của lá là vàng. Ảnh: Internet
Ước tính, cần vặt trụi khoảng 500 cây bạch đàn mới đủ lượng vàng để làm một chiếc nhẫn nhỏ. Ảnh: Internet
Hoàng Minh (tổng hợp)