Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature, các chuyên gia đã có khám phá bất ngờ về loài sáo đá châu Phi. Ảnh: Dustin Rubenstein.
Theo đó, nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy loài chim này cũng có mối quan hệ như bạn bè giống con người. Nghiên cứu do Alexis Earl, cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ trong phòng thí nghiệm của Giáo sư Dustin Rubenstein (Đại học Columbia dẫn đầu nhóm nghiên cứu đã dành hơn 20 năm quan sát loài chim này. Ảnh: ebird.org.
Theo kết quả nghiên cứu, nhóm chuyên gia ghi nhận chim sáo đá tham gia vào "sự có đi có lại", giúp đỡ lẫn nhau với hy vọng rằng chúng sẽ được đáp lại trong tương lai. Ảnh: ebird.org.
Trên thực tế, việc động vật giúp đỡ đồng loại có quan hệ huyết thống trực tiếp, hay họ hàng, với mục tiêu tăng cường sự phù hợp di truyền và duy trì gen của chúng, từ lâu đã được cộng đồng khoa học biết đến. Ảnh: ebird.org.
Chim sáo đá ưu tiên giúp đỡ họ hàng của chúng nhưng nhiều con chim cũng giúp đỡ những cá thể không phải họ hàng. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự giúp đỡ không cùng huyết thống này xảy ra thông qua việc hình thành các mối quan hệ giúp đỡ qua lại, đôi khi kéo dài trong nhiều năm. Ảnh: news.columbia.edu.
Tuy nhiên, việc chứng minh rằng loại hành vi có đi có lại này mở rộng ra ngoài các cá thể có quan hệ họ hàng trực tiếp là rất khó. Nguyên do là bởi điều này đòi hỏi một lượng lớn dữ liệu được thu thập trong thời gian dài. Ảnh: news.columbia.edu.
Để tìm ra lời giải cho vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã dành 20 năm thu thập dữ liệu về loài sáo đá châu Phi sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của các trảng cỏ (savan) Đông Phi. Ảnh: mpala.org.
Từ năm 2002 - 2021, nhóm chuyên gia đã nghiên cứu hàng nghìn tương tác giữa hàng trăm con chim và thu thập DNA từ các cá thể trong quần thể để kiểm tra mối quan hệ di truyền.
Bằng cách kết hợp dữ liệu hành vi và di truyền từ 40 mùa sinh sản, nhóm nghiên cứu phát hiện những con chim ưu tiên giúp đỡ, hỗ trợ họ hàng, nhưng cũng thường xuyên và nhất quán giúp đỡ những con chim cụ thể không phải họ hàng, ngay cả khi có họ hàng sẵn sàng giúp đỡ. Ảnh: Dennis Irrgang / CC BY 2.0
"Nhiều con chim trong số này về cơ bản đang hình thành tình bạn theo thời gian", Giáo sư Rubenstein cho hay. Ông cho rằng, loại hành vi giúp đỡ có đi có lại này có khả năng đang diễn ra trong rất nhiều xã hội động vật và mọi người chưa nghiên cứu chúng đủ lâu để có thể phát hiện ra. Ảnh: holmen-birding-safari.com.
Mời độc giả xem video: Phát hiện thêm nhiều loài mới ở Khu vực sông Mekong. Nguồn: THĐT1.
Tâm Anh (theo Phys)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/loai-chim-gay-kinh-ngac-vi-biet-giup-do-nhau-nhu-nguoi-post1543895.html