Loài rắn kỳ dị trông như giun, cả bầy đều là con cái

Loài rắn kỳ dị trông như giun, cả bầy đều là con cái
một ngày trướcBài gốc
Việt Nam ghi nhận sự tồn tại của 5 loài rắn giun. Trong số này, phổ biến nhất là rắn giun thường có tên khoa học Ramphotyphlops braminus - loài chỉ toàn đẻ con cái. Ảnh: ecologyasia.
Giống các loài rắn giun, rắn giun thường có kích thước nhỏ và có hình dạng bên ngoài giống giun đất. Mặc dù hình dáng bên ngoài giống giun đất nhưng rắn giun thường có xương sống, có vảy. Chúng sử dụng lưỡi để định hướng, xác định con mồi. Ảnh: ecologyasia.
Là loài rắn nhỏ nhất thế giới, mỗi cá thể rắn run thường khi trưởng thành đạt chiều dài tối đa 20 cm. Chúng có đặc điểm là phần đầu thuôn tròn, đầu không phân biệt với thân, phần đuôi thuôn hoặc có chóp nhọn, lưỡi nhỏ màu trắng. Màu sắc của rắn giun thường đồng nhất với lưng đen bóng hoặc nâu sáng, với bụng sáng màu hơn. Ảnh: JWRC/nies.go.jp.
Loài rắn run thường có đôi mắt rất nhỏ và hầu như không có tác dụng để quan sát nên đôi khi còn được gọi là rắn mù. Mắt của chúng không thể tạo ra hình ảnh nhưng có thể giúp chúng phản ứng với cường độ ánh sáng, từ đó phân biệt được môi trường xung quanh. Ảnh: wikipedia.
Rắn giun thường sống chui rúc dưới mặt đất, trong các đống đổ nát hoặc trong các thân cây gỗ mục ruỗng. Chúng hoạt động mạnh vào mùa mưa và sẽ vùi sâu cơ thể trong đất vào mùa Đông đến. Đến mùa Hè, rắn giun thường chui sâu trong đất để tránh nhiệt độ cao. Ảnh: inaturalist.
Thức ăn của rắn giun thường gồm: kiến, mối, ấu trùng của các loài côn trùng… Ảnh: (c) Marc AuMarc – some rights reserved (CC BY-NC-ND).
Điều thú vị là rắn giun thường sinh sản đơn tính. Theo đó, tất cả các cá thể đều là con cái xuất phát từ khả năng đẻ trứng mà không cần thụ tinh. Ảnh: Marc AuMarc – some rights reserved (CC BY-NC-ND).
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, rắn giun thường mang 3 bộ nhiễm sắc thể hoàn chỉnh thay vì 2 như thông thường. Họ đã xác định được 3 bộ gene nhỏ riêng biệt trong ADN của chúng. Ảnh: (c) Marc AuMarc – some rights reserved (CC BY-NC-ND).
Nhóm chuyên gia cũng phát hiện một sự kiện hình thành loài nhanh chóng ở tổ tiên của loài rắn giun thường cách đây 41 triệu năm. Nhiều gene của chúng liên quan đến khả năng miễn dịch và sản xuất tinh trùng đã trở thành gene giả. Ảnh: californiaherps.
Điều này có thể làm giảm xung đột nội bộ giữa những bộ gene nhỏ và hỗ trợ sinh sản. Qua đó, rắn giun thường có bộ gene độc đáo có thể sinh sản mà không cần con đực và chỉ đẻ toàn con cái. Ảnh: merci-project.com.
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ loài rắn biết bay phổ biến ở Việt Nam.
Tâm Anh (TH)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-ran-ky-di-trong-nhu-giun-ca-bay-deu-la-con-cai-2097683.html