Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa nhưng không nên dùng mỗi ngày trong một tuần

Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa nhưng không nên dùng mỗi ngày trong một tuần
21 giờ trướcBài gốc
Bác sĩ người Mỹ Patricia Varacallo đánh giá cao những lợi ích sức khỏe mà quả dứa mang lại. (Ảnh minh họa do AI tạo)
Patricia Varacallo là bác sĩ người Mỹ có kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cô cũng là huấn luyện viên lối sống được cấp chứng nhận, có nhiều nghiên cứu trình bày tại các hội thảo quốc gia.
Cô thường xuyên tiến hành các trải nghiệm ăn liên tục một loại thực phẩm nào đó để đưa ra tư vấn dinh dưỡng cho mọi người.
Dứa là loại trái cây nhiệt đới phổ biến, thơm ngon và dễ chế biến, được yêu thích không chỉ vì hương vị ngọt mát mà còn nhờ những lợi ích sức khỏe đáng kể.
Trong một tuần thử thách ăn dứa mỗi ngày, tôi không chỉ cảm nhận được các thay đổi tích cực trong cơ thể mà còn hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng và tác dụng của loại quả này với sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng Julia Zumpano.
Thành phần dinh dưỡng của dứa
Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là:
- Vitamin C: 100g dứa chứa khoảng 47-79mg vitamin C, hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp làn da khỏe mạnh và chống oxy hóa.
- Chất xơ: Dứa cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan, điều hòa tiêu hóa, giảm cholesterol.
- Mangan: Khoáng chất quan trọng cho xương, enzyme và chức năng trao đổi chất.
- Bromelain: Enzyme độc đáo trong dứa có khả năng phân giải protein, hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm.
Ngoài ra, dứa còn có hàm lượng nước cao, ít calo, chứa một lượng nhỏ vitamin A, B6, folate, kali và magie.
Tác dụng khi ăn dứa mỗi ngày
- Cải thiện tiêu hóa: Tác dụng rõ ràng nhất tôi nhận thấy sau vài ngày là cảm giác nhẹ bụng, đi tiêu đều và ít đầy hơi hơn.
Điều này nhờ vào chất xơ hỗ trợ nhu động ruột, giảm táo bón; bromelain phân giải protein ngay trong dạ dày, giúp giảm chướng bụng và khó tiêu. Ngoài ra, dứa còn có khả năng cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
- Hỗ trợ giảm cân: Ăn dứa tăng cảm giác no, kiểm soát cơn thèm ăn nhờ lượng calo thấp (khoảng 50 calo/100g); nhiều nước và chất xơ; carbohydrate phức hợp, duy trì năng lượng ổn định.
- Giảm viêm và tăng tốc độ phục hồi: Tôi thử ăn dứa sau các buổi tập thể dục và thấy cơ thể ít đau nhức, cứng cơ hơn vào hôm sau.
Bromelain trong dứa có thể giảm viêm mô mềm, giảm đau cơ bắp, hỗ trợ quá trình chữa lành tự nhiên. Dù bằng chứng lâm sàng vẫn đang được nghiên cứu nhưng cảm giác thực tế cho thấy dứa có ảnh hưởng tích cực tới khả năng phục hồi sau vận động.
- Làn da khỏe và ẩm mịn hơn: Dù không mong đợi điều này, tôi nhận thấy làn da có vẻ sáng và ẩm hơn vào cuối tuần.
Nguyên nhân có thể đến từ vitamin C giúp sản sinh collagen và chống oxy hóa; khả năng chống viêm của bromelain, cải thiện tình trạng sưng tấy dưới da; hàm lượng nước cao, cấp ẩm cho cơ thể từ bên trong.
Một số người còn sử dụng dứa như một loại mặt nạ tự nhiên nhưng cách này không phù hợp với da nhạy cảm do enzyme có thể gây kích ứng.
Tác dụng phụ: Cảm giác rát miệng
Sau vài ngày, tôi nhận thấy cảm giác râm ran nhẹ nơi đầu lưỡi sau khi ăn dứa tươi - đặc biệt khi ăn nhiều hoặc ăn lúc đói. Nguyên nhân là bromelain bắt đầu phân giải protein ngay trong miệng, gây kích ứng nhẹ.
Cách giảm cảm giác này gồm ăn dứa chín kỹ, ngâm dứa trong nước muối trước khi ăn, nấu chín dứa, ăn kèm với thực phẩm có chất béo như sữa chua hoặc sinh tố. Tình trạng này không gây hại với phần lớn mọi người, nhưng người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với dứa nên cẩn trọng.
Tôi có nên ăn dứa mỗi ngày không?
Sau trải nghiệm 7 ngày, tôi đánh giá cao những lợi ích mà dứa mang lại. Tuy nhiên, tôi sẽ không ăn mỗi ngày, thay vào đó là 3-4 lần/tuần, kết hợp với nhiều loại trái cây khác để bảo đảm đa dạng dinh dưỡng.
(theo Vietnamnet)
Nguồn TG&VN : https://baoquocte.vn/loi-ich-suc-khoe-khi-an-dua-nhung-khong-nen-dung-moi-ngay-trong-mot-tuan-322248.html