Đại lễ Vesak là ngày hội thiêng liêng kết hợp ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời đức Phật: Đản sinh, Giác ngộ và nhập Niết bàn. Đây là ngày có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với phật tử toàn cầu.
Những ngày này, “hiện tượng tôn giáo mới”, một trong những vấn đề thời sự của tôn giáo thế giới trong thế kỷ XXI đang trở nên nổi bật hơn trên toàn thế giới.
Không chỉ Phật giáo, mà cả Thiên Chúa giáo, số lượng tín đồ của cả hai giáo hội Tin Lành đang giảm dần. Châu Âu và Hoa Kỳ đang khan hiếm những vị linh mục và nữ tu, đến mức họ phải tuyển dụng từ những nơi như Philippines.
Vấn đề đáng lo ngại hơn là tôn giáo không có giá trị nào có thể thay thế được vị trí mà nó đã suy yếu. Như các nhà triết học lo sợ, chúng ta hiện đã bước vào kỷ nguyên của “đánh mất giá trị” bản thân (탈가치), việc chấp nhận và dung thứ cho những hành vi, lời nói độc hại về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sức khỏe tinh thần và thậm chí là “vô đạo đức” (무도덕), một khái niệm mang tính tiêu cực, thể hiện sự thiếu hụt các giá trị đạo đức trong hành vi, tư duy và quyết định của một cá nhân hoặc tổ chức.
Cung rước xá lợi Phật về chùa Thanh Tâm (TP.HCM) Vesak 2025.
Khái niệm đạo đức đã biến mất và xã hội đã trở nên gần với trạng thái “vô đạo đức”. Vô đạo đức không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân mà còn có tác động sâu rộng đến toàn bộ cộng đồng và nền văn hóa. Vô đạo đức thường gợi lên những hình ảnh tiêu cực về hành vi và tư tưởng, khiến cho việc thảo luận về nó trở nên cần thiết và cấp bách trong xã hội ngày nay.
Sự thiếu vắng những giá trị này chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện những khái niệm về sự thật, thiện, ác...không theo các chuẩn mực cộng đồng. Đây là lý do tại sao các nhà triết học lo lắng về của “đánh mất giá trị” bản thân và thậm chí là “vô đạo đức”.
Xá lợi Phật được tôn trí tại chùa Thanh Tâm (TP.HCM) Vesak 2025.
Trong thời đại ngày nay, Phật giáo chỉ ra con đường để thanh lọc tâm trí, mở rộng không gian tinh thần, giảm dòng suy nghĩ và hình ảnh không mong muốn, và đơn giản hóa các quá trình tinh thần. Nếu chúng ta tóm tắt cốt lõi giáo lý của Tam tạng Kinh Phật là bao gồm có là Kinh, Luật và Luận, nó sẽ trở thành "Bát Nhã Tâm Kinh" (반야심경, 般若心經) đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông, có thể được tóm tắt thêm thành năm chữ “Nhất thiết duy tâm tạo” (일체유심조, 一切唯心造), muôn sự, muôn vật, muôn loài đều do tâm mà hình thành, hiện hữu.
Từ căn bản của tâm chủ động ấy, người tu theo Hoa nghiêm nỗ lực vận dụng pháp tu để điều chỉnh tâm, chuyển đổi tâm sinh hoạt theo hướng tốt lành của phật pháp, làm công việc điều chỉnh tâm cho tốt đẹp đối trước phản ứng của người, hay hoàn cảnh thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Lời dạy của đức Phật là chúng ta phải sống một cuộc sống chân chính, lấy tâm mình làm trung tâm. Vì thế, điều mà chúng ta, những người phật tử, phải ghi nhớ vào ngày lễ Phật Đản chính là “tấm lòng” (마음). Đó là tinh thần vị tha, sự nhận thức về trí tuệ và từ bi tâm.
Có thể ở vị trí của mình, điều quan trọng là phải làm tốt nhất, nhưng bây giờ là lúc phải thực hành lòng vị tha và có tư duy vì người khác. Đây chính là ý nghĩa thực sự đức Phật Đản sinh, chư thiên nữ cùng quyến thuộc, cử nhạc trời ca tụng, công đức tu hành của Bồ tát trong nhiều đời nhiều kiếp.
Tự tại Thiên vương cùng thiên chúng, với tràng phan tuyệt sắc, cung kính lễ Thái tử - bậc Bồ tát hạ sinh. Liền ấy, Thái tử với tư thế vững trãi, bước bảy bước và nói: “Trên trời dưới đất, trong cõi này, Ta là bậc tối tôn, tam giới đều khổ, chỉ Ta được an lạc”. (천상천하, 유아독존, 삼계개고, 아당안지, 天上天下, 唯我為尊, 三界皆苦, 吾當安之).
Việt dịch: Thích Vân Phong/Nguồn: www.beopbo.com