Lội nước hái rau dại bị nông dân ghét bỏ, mang ra chợ hóa 'mỏ tiền'

Lội nước hái rau dại bị nông dân ghét bỏ, mang ra chợ hóa 'mỏ tiền'
10 giờ trướcBài gốc
Đặc sản rau dại từng là “nỗi ám ảnh” của nông dân
Ở quanh các ao, hồ, sông suối từ miền Bắc đến miền Trung nước ta, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp rong mắt, hay còn gọi là mục tử thái (tên khoa học: Potamogeton distinctus A. Benn.).
Rong mắt là loài thực vật thủy sinh, đặc điểm nhận dạng là phần lá to, dài, nhìn na ná như lá tre. Vì vậy ở một số nơi, chúng còn được gọi là “cỏ tre”.
Vì mọc hoang phổ biến nên rong mắt thường bị coi là cây dại vô giá trị. Thậm chí, do đặc tính sinh sản mạnh bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt, những cây rong mắt có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho lúa trên đồng ruộng. Thân rễ ẩn dưới nước của rong mắt có thể tạo ra cây mới trong thời gian rất ngắn, có thể đâm sâu vào phần đất dưới nước và cạnh tranh dinh dưỡng, không gian sống với lúa. Sức sống dai dẳng của loài thực vật này cũng khiến việc nhổ bỏ chúng trở nên khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian và công sức của người nông dân.
Do đó trước đây, rong mắt thường khiến nhiều người trồng lúa phải “đau đầu”. Thế nhưng ngày nay, chúng lại trở thành một loại rau dại kiêm thảo dược nhiều công dụng.
Ở nước ta, rong mắt có thể dùng để chữa bệnh lỵ, trĩ, giun đũa, mụn nhọt sưng đỏ, ngoài ra còn được dùng để chữa đau răng, đau thắt lưng. Toàn cây có thể dùng làm thuốc.
Tại nước ngoài, ví dụ như ở Trung Quốc, củ rong mắt còn được coi như một loại thực phẩm. Củ rong mắt có kích cỡ nhỏ như hạt đậu phộng, khi nấu lên có hương vị na ná gạo nếp và khá ngon.
Trong y học cổ truyền xứ Trung, cây rong mắt cũng được dùng như một loại dược liệu với tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, giảm sưng, diệt giun đũa. 1kg rong mắt tại đây có giá bán khoảng 6 NDT (21.000đ), mang lại thêm thu nhập cho người dân vùng nông thôn.
Hương Nguyễn (Theo weixin.qq)
Nguồn Người Đưa Tin : https://nguoiduatin.vn/loi-nuoc-hai-rau-dai-bi-nong-dan-ghet-bo-mang-ra-cho-hoa-mo-tien-204250407035207073.htm