Lợi thế đưa Long An trở thành 'cứ điểm mới' của nhà đầu tư

Lợi thế đưa Long An trở thành 'cứ điểm mới' của nhà đầu tư
một ngày trướcBài gốc
Năm 2025, Long An đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số với hàng loạt dự án trọng điểm được triển khai, mở ra nhiều dư địa phát triển mới trên hành trình kiến tạo một CBD mới phía Tây Bắc TPHCM.
Trải thảm đỏ thu hút nhà đầu tư
Năm 2024, tăng trưởng GRDP của Long An đạt 8,3%, đứng thứ 3 vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, địa phương này có 2.269 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đạt 507.000 tỷ đồng.
Theo Sở Tài chính Long An, nếu tính riêng quý I-2025, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hút được 20 dự án FDI thì Long An đã chiếm tới 17 dự án. Tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh đến nay là 1.512 với số vốn đăng ký khoảng 14,3 tỷ USD.
Long An cũng đang tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu. Toàn tỉnh đã có 35 khu công nghiệp (KCN) với diện tích 9.364,47 ha.
Theo quy hoạch, đến năm 2030, Long An sẽ có thêm 17 KCN thành lập mới với diện tích gần 3.200 ha, vươn lên xếp thứ hai cả nước về diện tích các KCN.
Hạ tầng Long An phát triển mạnh mẽ để đón sóng đầu tư
Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út cho biết, Long An luôn sẵn sàng cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với tỉnh. Tỉnh luôn quyết liệt thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường; đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện để góp phần nâng cao chất lượng, tăng tính công khai, minh bạch trong cung cấp các dịch vụ công nhằm phục vụ người dân doanh nghiệp với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Dòng vốn tỷ USD khuấy động thị trường tiềm năng
Nhờ được trải thảm đỏ chào đón, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn Long An làm “cứ điểm mới” để đầu tư chiến lược. Tại hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030 (tháng 7-2023), địa phương này đã ký biên bản ghi nhớ với 10 nhà đầu tư lớn với tổng số vốn hơn 1,7 tỷ USD phục vụ nghiên cứu, phát triển các dự án hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị, khu phức hợp vui chơi giải trí…
Hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển dòng vốn, thị trường bất động sản Long An những năm qua cũng liên tục tăng nhiệt. Chỉ trong một thời gian ngắn, địa phương này đã đón hàng loạt “đại bàng” đến “làm tổ” với hàng tỷ USD đổ vào bất động sản.
Bà Giang Huỳnh, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và S22M, Savills Việt Nam, cho hay có 3 lý do để thị trường có thể vững tin vào sự phát triển của bất động sản Long An. Trước tiên, Long An sở hữu vị trí đắc địa áp sát TPHCM và là cửa ngõ kết nối giữa trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước với Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tiếp đến, Long An có diện tích lớn (4.492km2) và quỹ đất trống còn nhiều. Đây là điểm cộng của thị trường Long An trong mắt các chủ đầu tư, nhất là trong bối cảnh các đô thị xung quanh, đặc biệt là TPHCM, đang dần cạn kiệt quỹ đất trống.
Thứ ba là cơ hội phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp Long An. Trong vài năm trở lại đây, Long An đã vươn lên và phát triển rất nhanh, vững chắc về công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất tốt. Quỹ đất sạch rộng lớn, chính sách thu hút vốn FDI và môi trường đầu tư thông thoáng giúp Long An trở thành đối trọng với Bình Dương, Đồng Nai trong phát triển kinh tế công nghiệp cũng như thu hút cộng đồng tinh hoa đến an cư, lập nghiệp, tạo lực cầu mạnh mẽ cho thị trường bất động sản.
“Thị trường bất động sản TPHCM hiện tại gần như đã khan hiếm quỹ đất, giá cả neo cao rất khó tiếp cận, nguồn cung hạn chế. Trong khi ngược lại, Long An là thị trường mới, có vị trí tiếp giáp thuận lợi ngay cửa ngõ TPHCM, còn dồi dào quỹ đất và có cơ hội phát triển nhiều loại hình nhà ở với giá cả phải chăng”, bà Giang Huỳnh nhìn nhận.
Một trong những cái tên được chú ý nhất tại Long An là Vingroup. Ngày 26-3 vừa qua, Tập đoàn này đã chính thức khởi công Vinhomes Green City - khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái tại thị trận Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, phía Tây Bắc TPHCM.
Vinhomes Green City là đại đô thị all-in-one đầu tiên tại trung tâm mới phía Tây Bắc TPHCM
Dự án được triển khai trên quy mô gần 200ha, nằm trong quy hoạch vùng đô thị và công nghiệp trong hành lang kinh tế bám theo trục đường Vành đai 4 và trong trục động lực kinh tế quan trọng của tỉnh Long An, kết nối với vùng Đông Nam Bộ, sân bay quốc tế Long Thành...
Trong tương lai không xa, khi Vành đai 4, đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, đường Vành đai 3, tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương… hoàn thiện, bức tranh hoàn chỉnh của một trung tâm CBD hiện đại, siêu kết nối phía Tây Bắc TPHCM sẽ hiện hữu.
Được xem là cánh chim đầu đàn của thị trường bất động sản, Vinhomes đã đánh thức tiềm năng của nhiều vùng đất, đồng thời kiến tạo những biểu tượng thịnh vượng mới trên khắp Việt Nam. Bởi thế, sự hiện diện của “người khổng lồ” này với đại đô thị Vinhomes Green City không chỉ khai mở mô hình đô thị đa trung tâm mà còn tạo cú hích mạnh mẽ giúp kinh tế Long An nói chung và Hậu Nghĩa nói riêng phát triển bứt phá trong kỷ nguyên mới. Đây đồng thời là bảo chứng vàng cho tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản phía Tây Bắc TPHCM theo định hướng bền vững hơn và thịnh vượng hơn.
M.Trâm
Nguồn SGĐT : https://dttc.sggp.org.vn/loi-the-dua-long-an-tro-thanh-cu-diem-moi-cua-nha-dau-tu-post121709.html