Trong gần 10 năm nay, những bộ phim lấy đề tài từ “Tam quốc diễn nghĩa” được sản xuất rất nhiều, khiến những nhân vật trong truyện càng trở nên sống động, mới mẻ hơn, có nhiều chi tiết cũng đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc cho khán giả. Khả năng khắc họa của tác giả cũng vô cùng tốt, trong nhiều chi tiết đều ám thị một điều gì đó. Ví dụ như Lưu Bị đã từng lừa 5 vạn quân từ tay Tào Tháo nhưng tại sao quân Tào lại không phản kháng? Nguyên nhân hóa ra lại rất đơn giản.
Ảnh minh họa
Lưu Bị là thủ lĩnh của nước Thục, dường như có huyết hải thâm thù với Tào Tháo - thủ lĩnh của nước Ngụy, giữa hai nước cũng chiến loạn liên miên. Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, Lưu Bị là nhân vật chính diện, tay trắng lập nghiệp, làm vua một nước, hơn nữa còn có câu chuyện 3 lần tới nhà tranh của Gia Cát Lượng để thành khẩn mời ông về giúp mình chinh phục thiên hạ đã tăng thêm thiện cảm với khán giả. Còn Tào Tháo lại là một nhân vật phản diện, ban đầu từ một chư hầu đứng sau thao túng thiên tử, còn giết cả nhà ân nhân của mình, từ đó đã bại hoại các mối quan hệ xung quanh mình.
Nhưng Tào Tháo trong lịch sử, không những văn võ song toàn mà còn cực kỳ trọng người tài, cực kỳ coi trọng điều kiện sống của các quân sĩ dưới trướng của mình. Hơn nữa, Tào Tháo còn là người cực kỳ cẩn thận, kỹ tính, giỏi sắp xếp, tính toán, được mệnh danh là kiêu hùng loạn thế.
Còn bên phía Lưu Bị lại có một nhân tài kiệt xuất, đó chính là Gia Cát Lượng - Quân sư cho Lưu Bị. Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị đánh thắng không ít trận chiến, không những trên thông thiên văn dưới tường địa lý, mà ông còn giỏi binh pháp và đọc tâm thuật (hiểu thấu lòng người), cũng được coi như là không phụ lòng Lưu Bị 3 lần tới mời ông về giúp mình. Trong lòng khán giả, Gia Cát Lượng chính là một nhân vật truyền kỳ.
Còn đối với Tào Tháo, Gia Cát Lượng là kẻ đã khiến mình liên tục bại trận, là một nỗi sỉ nhục lớn nhất. Đặc biệt là trong sự kiện “thuyền cỏ mượn tên”, không những khiến binh lực của Tào Tháo bị tổn hao trầm trọng mà còn để lại một nỗi sỉ nhục không thể dập tắt được. Trong trận đánh đó, Tào Tháo quả thực cũng khá đáng thương. Vốn dĩ muốn đánh một trận ra trò nhưng lại bị người ta lừa một vố đau điếng.
Gia Cát Lượng đã hoàn toàn nắm được đặc điểm của Tào Tháo, đoán được rằng Tào Tháo sẽ dồn hết binh lực cho trận đánh đó, thế nên đã tạo ra vài chiếc thuyền cỏ, như vậy không những không bị tiêu hao binh lực mà còn có thể lấy được tên từ bên quân Tào. Hơn nữa, tuy rằng hai bên chiến loạn liên miên nhưng cũng thường xuyên có những thời gian hòa hoãn.
Đây không phải là công lao của Gia Cát Lượng mà công lao này thuộc về Lưu Bị. Lưu Bị là người có tài ăn nói, ban đầu Lưu Bị là người dưới trướng của Tào Tháo, tài ăn nói của ông quả thật phải hình dung bằng câu “lưỡi không xương trăm đường lắt léo”, kiểu gì cũng có thể nói được, khiến Tào Tháo tưởng rằng người này có thể làm được việc cho minh. Hơn nữa, Tào Tháo cũng là người rất quý trọng nhân tài, nhưng Lưu Bị lại phụ lòng tín nhiệm của Tào Tháo, bề ngoài làm việc cho Tào Tháo nhưng trên thực tế lại đang lên kế hoạch của riêng mình.
Sau này, khi Lưu Bị đã hoàn thành tất cả mọi khâu chuẩn bị của mình, không ngoài dự đoán, ông đã lựa chọn phản bội Tào Tháo. Đương nhiên, trước khi phản bội, ông đã thiết lập một quan hệ rất thân thiết với các binh sĩ của Tào Tháo. Thêm vào đó các binh sĩ của Tào Tháo đều tưởng rằng Lưu Bị là hậu thế của Lưu Bang, là tông thất của Hán Thất, họ không hề thực sự làm việc cho Tào Tháo mà chỉ phục vụ cho triều Hán. Từ nguyên nhân này có thể thấy, họ cũng sẽ không tạo phản lật đổ Lưu Bị.
Theo Công lý xã hội