Kỹ thuật nấu rượu sake của Nhật Bản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Imada Shuzo
Kể từ khi bà Miho Imada giới thiệu loại rượu sake uống kết hợp với các món ăn là hải sản địa phương, thức uống này đã nâng tầm hương vị đặc biệt. Rượu sake đã và đang trở thành thức uống nổi tiếng trên thế giới, thu hút rất nhiều người hâm mộ.
Bởi việc trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, rượu sake hiện ngàng tầm với những biểu tượng văn hóa ẩm thực nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, bia Bỉ hay rượu rum Cuba, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước mặt trời mọc đến bạn bè quốc tế.
Hiện nay, nhiều địa phương của Nhật Bản đang thúc đẩy các hoạt động quảng bá văn hóa rượu sake thông qua các tour “du lịch rượu sake”, để du khách trong và ngoài nước có thể trải nghiệm thực tế.
Mặc dù số lượng tiêu thụ rượu trong nước của thức uống này tiếp tục giảm trong thời gian dài, nhưng lượng xuất khẩu sang các nước vào năm 2024 đã tăng 90 % so với 10 năm trước.
Việc bổ sung kiến thức kết hợp với kỹ năng nấu rượu truyền thống lâu đời của Nhật Bản đã tạo thêm động lực phát triển quy mới lớn của những nhà máy nấu rượu như Imada Shuzo.
Tại thị trấn cảng yên tĩnh Akitsu, hướng ra biển Seto, nhà máy Imada Shuzo sản xuất rượu sake Fukucho, trong đó khoảng 30% doanh số đến từ xuất khẩu.
Nỗ lực xuất khẩu rượu của nhà máy bắt đầu vào cuối những năm 1990. Ngày nay, nhà máy Imada Shuzo xuất khẩu rượu sang khoảng 20 quốc gia, trong đó có Canada, Hàn Quốc, Singapore và Pháp.
Rượu sake đã chứng minh được mức độ nổi tiếng và nhà máy Imada Shuzo được đón nhận bởi phương pháp bảo tồn kỹ thuật nấu rượu đặc trưng hấp dẫn thực khách.
Người dân vùng biển Seto Inland Sea gần Akitsu thường thu hoạch số lượng hàu lớn. Rượu sake trở thành thức uống cực kỳ tuyệt vời khi kết hợp với các món từ hàu.
Mở rộng quy mô xuất khẩu rượu
Bà Miho Imada hiện là người quản lý thế hệ thứ tư tại nhà máy sản xuất rượu gia đình. Năm 2020, bà đã được bình chọn là một trong 100 "người phụ nữ truyền cảm hứng và có ảnh hưởng" trên thế giới.
Bà Imada đang phát triển rượu sake ở các nước như Thái Lan và Malaysia, cũng như các quốc gia ở Châu Phi và xem đây là những thị trường tiềm năng cho rượu sake.
Imada thường không áp đặt tuân thủ quy tắc quá chuẩn chỉnh để nấu rượu sake truyền thống. Bà nói rằng "Miễn là mọi người thích thì ổn".
Tuy nhiên, với cách uống, bà thường yêu cầu khách thực hiện đúng quy cách uống sake để tránh nhầm lẫn với văn hóa uống các loại rượu khác ở nước ngoài.
Cơ sở sản xuất rượu mà gia đình bà xây dựng vào năm 1868 hiện chỉ cách bờ biển một đoạn đi bộ ngắn. Phía sau nhà kho, những ngọn núi nhô lên cao.
Ống khói bằng gạch đỏ của nhà máy rượu, dấu tích của thời kỳ sử dụng nhiên liệu than để hấp gạo nấu rượu, vẫn còn lưu giữ. Những điểm đến này khiến du khách cực kỳ thích thú.
"Khi mọi người tìm kiếm các cửa hàng rượu trong thị trấn, họ sẽ tìm đến khu vực có loại ống khói này để nhận biết rằng có một nhà máy sản xuất rượu sake ở đây”, bà nói.
Imada cũng mong muốn mọi người hiểu được truyền thống nấu rượu sake và biết đến những bậc thầy nấu rượu ở Hiroshima.
Ngành công nghiệp rượu sake hiện đang kỳ vọng rằng việc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể có thể giúp duy trì ẩm thực truyền thống của Nhật Bản đồng thời thúc đẩy văn hóa rượu sake lan tỏa toàn cầu.
Sau khi kỹ thuật nấu rượu sake được UNESCO công nhận, số lượng nhà hàng Nhật Bản ở nước ngoài đã tăng gấp ba lần, từ khoảng 55.000 vào năm 2013 lên khoảng 187.000 vào năm 2023, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp.
Trong khi đó, xuất khẩu rượu sake tăng gấp bốn lần lên hơn 41 tỷ yên (285 triệu đô la Mỹ) vào năm 2023.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng rượu sake chỉ chiếm khoảng 1% thị trường đồ uống có cồn và thường được sử dụng ở các bữa ăn và chỉ cần tăng 1%- 2% là có thể mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngành công nghiệp này.
Tuy nhiên, xuất khẩu rượu vẫn còn nhiều rào cản. Thời gian lưu trữ và vận chuyển dài hơn có thể làm giảm chất lượng rượu sake, vốn dễ bị hư hỏng nhanh hơn các loại đồ uống như rượu vang hoặc rượu whisky.
Để giải quyết vấn đề đó, nhà máy Imada Shuzo đã ủ và xuất khẩu một số loại rượu sake bằng loại men cải tiến do Trung tâm Công nghệ Công nghiệp Thực phẩm của tỉnh Hiroshima phát triển.
“Tôi nghĩ điều quan trọng là mọi người phải biết lý do tại sao chúng tôi sử dụng một số cách nấu rượu độc quyền nhất định. Cách mọi người nhìn nhận mọi thứ và cảm nhận sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp ở người Nhật và về đất nước Nhật Bản”, bà nói.
HỒNG NHUNG