Thế hệ Millennials và Gen Z (sinh từ 1997 tới 2002) chiếm số lượng người dùng trực tuyến lớn nhất, nhưng bất kỳ ai cũng có thể nhanh nhiễm chứng nghiện mạng xã hội. Bằng cách hiểu rõ hơn về cách nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến từng nhóm tuổi, dân tộc và giới tính, chuyên gia có thể xác định tốt hơn những người có nguy cơ nghiện mạng xã hội cao hơn và cung cấp phương pháp điều trị trước khi có thể xảy ra tổn hại về mặt cảm xúc và thể chất lâu dài.
Thật đáng buồn là tỷ lệ nghiện mạng xã hội đang tăng lên mỗi năm. Với 56,8% dân số thế giới hoạt động trên mạng xã hội, giới chuyên môn tin rằng tỷ lệ nghiện mạng xã hội cũng sẽ tăng trong những năm tới. Theo nghiên cứu của Đại học Michigan, Mỹ ước tính có 210 triệu người trên toàn thế giới bị nghiện mạng xã hội và internet. Về số liệu thống kê của Hoa Kỳ, Đại học Tiểu bang California báo cáo rằng ước tính có 10% hoặc 33,19 triệu người Mỹ nghiện mạng xã hội so với người trung bình.
Mạng xã hội tạo hiệu ứng đám đông xấu trong đầu tư tài chính. Ảnh newsroom.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, những người có bộ não vẫn đang phát triển, mạng xã hội có nguy cơ khiến não trẻ phụ thuộc vào phần thưởng tức thời và hành vi gây nghiện. Người dùng mạng xã hội trẻ tuổi từ 18 đến 22 tuổi chiếm tới 40% trong số tất cả người Mỹ nghiện mạng xã hội. Theo nghiên cứu từ Common Sense, thanh thiếu niên trung bình dành 7 giờ 22 phút mỗi ngày để sử dụng màn hình thiết bị thông minh và trẻ em từ 8 đến 12 tuổi dành trung bình 4 giờ 44 phút mỗi ngày để sử dụng màn hình.
Mạng xã hội tước đi sự giao tiếp trực tiếp của con người, khiến người dân phụ thuộc vào internet, và gây ra một số những rắc rối về tâm lý khác. Nhưng đây không phải là những rắc rối duy nhất được tạo ra bởi mạng xã hội. Hóa ra công nghệ này còn có tác động rất tiêu cực với nền kinh tế, gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm.
Chỉ riêng năm ngoái, khi người dân Nga tham gia vào các mạng xã hội, nền kinh tế Nga đã mất đi khoảng từ 291,7 tỷ tới 411,5 tỷ rúp. Những kết quả này được công bố bởi các chuyên gia của công ty kiểm toán và tư vấn FBK. Họ đã tính toán số giờ thao tác của người dân Nga dành cho các mạng xã hội. Con số này rõ ràng chỉ là tương đối, xem xét cách tính toán đã được thực hiện. Các chuyên gia ước tính rằng, vào cuối năm ngoái, số lượng người dùng mạng xã hội (YouTube, VKontakte, Facebook và Twitter) ở Nga đã tăng lên, từ 61,8 tới 68,8 triệu người. Các nhà nghiên cứu từ trang SomScore đã phát hiện ra rằng, mỗi người Nga trong năm 2024 đã dành 35,6 phút/ngày cho mạng xã hội, bao gồm cả thời gian làm việc đáng lẽ phải dùng để phục vụ cho lợi ích của công ty và nền kinh tế của nước họ. FBK đã tính toán rằng, mỗi người Nga có một tài khoản trong các mạng xã hội đã ngốn mất tổng cộng khoảng vài ngày làm việc mỗi năm.
Nhà nghiên cứu Mohamed Al Guindy của Đại học Carleton. Ảnh newsroom.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các nhân viên hoạt động trên mạng xã hội. Ví dụ, nhân viên làm việc trong các lĩnh vực tài chính và bất động sản đã làm thiệt hại cho nền kinh tế Nga khoảng 77,9 tỷ rúp, thiệt hại nhiều hơn các nhân viên trong tất cả các lĩnh vực khác trên thị trường. Người lao động trong lĩnh vực giáo dục sử dụng mạng xã hội làm tổn thương nền kinh tế ít hơn một chút, gây thất thoát khoảng 49,8 tỷ rúp. Thậm chí, những nhân viên chính phủ và nhân viên an ninh quân sự, bảo hiểm xã hội cũng gây thiệt hại khoảng 46,6 tỷ rúp. Những tổn hại ít nhất cho nền kinh tế là những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, (khoảng 0,9 tỷ rúp)- trang Lenta.ru công bố.
Tuy nhiên, người Nga vẫn còn thua xa so với người Mỹ trong việc sử dụng mạng xã hội gây tổn thương nền kinh tế. Theo tính toán bởi FBK, hàng năm mạng xã hội “đánh cắp” xấp xỉ 750 tỷ USD từ nền kinh tế của Hoa Kỳ. “Nếu so sánh với ước tính của Mỹ và Anh, thì thiệt hại kinh tế của Nga là không đáng kể. Tuy nhiên, so với một số danh mục chi tiêu ngân sách của chính quyền, thì tổn thất của Nga lại rất cao. Họ so sánh sự phân bổ ngân sách hàng năm cho việc hỗ trợ giao thông vận tải hoặc giáo dục” - phát biểu của ông Igor Nikolaev, giám đốc của Viện Phân tích chiến lược FBK được tờ Vedomosti trích dẫn.
Tuy nhiên, Nga có khả năng bắt kịp với Hoa Kỳ về những thiệt hại từ mạng xã hội gây ra trong những năm tới đây. Ngày nay, Nga là nước đứng thứ 5 trong danh sách những quốc gia có nhiều công dân tham gia vào mạng xã hội. Bốn vị trí đầu thuộc về Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Brazil. Thật bất ngờ khi người Brazil được phát hiện là những fan hâm mộ cuồng nhiệt nhất của mạng xã hội. Trước đó, nước Nga là tiên phong không thể phủ nhận trong việc tham gia mạng xã hội. Tình hình thay đổi sau khi Nga tụt xuống vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng, thấp hơn cả các nước vùng nhiệt đới về số lượng người sử dụng. Theo số liệu được công bố bởi Rossiyskaya Gazeta, người dân Brazil và Argentina từng dành lần lượt là 9,8 và 9,7 giờ/tháng để vào mạng xã hội, chỉ hơi nhỉnh một chút so với người Nga là 9,6 giờ/tháng.
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với thị trường tài chính đã kết nối nền kinh tế theo những cách không thể đoán trước. Ảnh newsroom.
Tạo hiệu ứng đám đông xấu trong đầu tư tài chính
Hãng xe điện Tesla và mạng xã hội Meta có điểm gì chung? Một bên sản xuất xe điện, bên kia vận hành các nền tảng truyền thông xã hội. Tuy nhiên, về mặt kinh tế, mối liên hệ của họ chặt chẽ hơn vẻ bề ngoài. Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với thị trường tài chính đã kết nối nền kinh tế theo những cách không thể đoán trước. Các dòng tweet từ những người dùng có ít hoặc không có chuyên môn về tài chính đã chứng minh được rằng có tác động lan tỏa đến giá trị cổ phiếu của các công ty không liên quan. Khi cổ phiếu Tesla giảm, cổ phiếu của Meta cũng giảm - cùng với 200 công ty khác.
Mối quan hệ giữa các cuộc thảo luận trên mạng xã hội và tài chính này là thứ mà nhà nghiên cứu Mohamed Al Guindy của Đại học Carleton đã đặt tên là Mạng lưới xã hội. Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích hàng trăm triệu dòng tweet về tài chính liên quan đến các công ty đại chúng, Al Guindy đã lập bản đồ một mối liên hệ mới của nền kinh tế, minh họa giá trị tài chính của các công ty nào được kết nối, chỉ dựa trên thảo luận trên mạng xã hội. Kết quả là gì? Một công cụ mà các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và chính phủ có thể sử dụng để giúp dự đoán các cú sốc kinh tế, cũng như xác định trước tác động của các nỗ lực can thiệp và thao túng thị trường.
“Với công cụ này, chúng ta có thể thấy rằng một công ty trung bình hiện đang kết nối tài chính với hơn 600 công ty khác”, Al Guindy, Phó giáo sư tài chính và công nghệ tài chính, hay FinTech, chuyên gia tại Trường Kinh doanh Sprott của Carleton cho biết. “Có nghĩa là 600 công ty có thể bị ảnh hưởng chỉ bởi một dòng tweet”. Chúng tôi đang xem xét các mối quan hệ và kết nối phức tạp hơn trong nền kinh tế", Al Guindy giải thích. "Chúng tôi cũng biết sức mạnh của các kết nối; không phải tất cả đều như nhau và một số mạnh hơn những kết nối khác. Tất cả những điều này được ghi lại trong mạng lưới theo những cách mà trước đây không thể thực hiện được". Bằng cách xem xét các tweet về các công ty trung tâm và thịnh vượng nhất, Social Internetwork đã phát hiện ra rằng 92 phần trăm nền kinh tế được kết nối gián tiếp. Một sự cố duy nhất trong một ngành có thể gây ra hiệu ứng lan tỏa lan rộng trên các lĩnh vực dường như không liên quan.
"Những kết nối khác này quan trọng như các kết nối trong ngành, hoặc thậm chí còn quan trọng hơn", Al Guindy phân tích. Mạng lưới này cũng minh họa cách khi một công ty trung tâm hoạt động kém, nó sẽ lan xuống phần còn lại của nền kinh tế và về cơ bản là được phản ánh. Nhưng điều ngược lại thì không đúng - những gì xảy ra ở ngoại vi không ảnh hưởng đến trung tâm.
"Điều này dẫn dắt kiến thức của chúng ta về mặt mạng lưới tài chính", theo Al Guindy. “Chúng tôi biết rằng các mạng lưới tài chính rất quan trọng nhưng giờ đây chúng tôi có thể xây dựng thứ gì đó sâu sắc hơn, dày đặc hơn nhiều bằng cách sử dụng trí tuệ của đám đông”. Sử dụng cách tiếp cận này cũng đảm bảo rằng, mạng lưới nắm bắt được các kết nối kinh tế khác nhau giữa các công ty theo quan điểm của các nhà đầu tư. Các mạng lưới này phát triển theo thời gian và thay đổi nhanh chóng để đáp ứng với các thay đổi về tài chính và kinh tế.
Trẻ em từ 8 đến 12 tuổi dành trung bình 4 giờ 44 phút mỗi ngày để sử dụng màn hình. Ảnh chrysaliskids.
Ứng phó trước các biến động
Để ứng phó với bản chất biến động của nền kinh tế, Al Guindy đang nỗ lực để cung cấp dữ liệu theo thời gian thực thông qua Phòng thí nghiệm AI về tài chính và phương tiện truyền thông xã hội mới của Carleton, sẽ mở cửa vào mùa hè này. Cả phòng thí nghiệm và khả năng phân tích các tweet theo thời gian thực sẽ cung cấp những thông tin chi tiết có giá trị về bản chất năng động và luôn thay đổi của các mạng lưới tài chính. “Chúng tôi muốn xem xét các mạng lưới năng động để thấy được sự chuyển động, không chỉ là một bức tranh tĩnh”, Al Guindy giải thích. “Mục tiêu là xây dựng các mạng lưới năng động và thay đổi theo thời gian của nền kinh tế”. Hiện tại, phải mất một tháng để tạo ra mạng lưới tĩnh cho một năm dữ liệu. Phòng thí nghiệm mới sẽ mang lại sức mạnh tính toán to lớn với khả năng phân tích các tweet hàng ngày - lần đầu tiên tại Canada. “Công trình này không chỉ mang tính đột phá mà còn định vị Carleton là công ty dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực tài chính truyền thông xã hội”, Al Guindy cho biết.
Long Nguyễn