Không đun nóng mật ong ở nhiệt độ cao
Một trong những điều quan trọng nhất khi sử dụng mật ong là không nên đun nóng ở nhiệt độ cao. Mặc dù mật ong có thể dùng trong các món ăn hoặc đồ uống nóng nhưng nhiệt độ trên 40 độ C có thể phá hủy các enzyme, vitamin và chất chống oxy hóa, dẫn đến mất đi các đặc tính có lợi như khả năng chống viêm và chống oxy hóa. Vì vậy, khi thêm mật ong vào trà, sữa hay các món ăn nóng, bạn nên chờ đến khi nhiệt độ giảm xuống dưới 40 độ C.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Không kết hợp mật ong với thực phẩm quá lạnh
Theo Hindustan Times, khi mật ong kết hợp với thực phẩm hoặc đồ uống quá lạnh không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn làm giảm giá trị dinh dưỡng. Mặt khác, khi cho vào đồ uống quá lạnh cũng có thể làm mật ong kết lại thành các tinh thể, giảm độ mịn và hiệu quả.
Không dùng mật ong cho người thể nhiệt
Những người ở thể nhiệt khi dùng mật ong sẽ bị nóng trong người. Theo Đông y mật ong tính nóng, những người thể trạng nhiệt như hay nóng trong người, lòng bàn chân, bàn tay nóng, hay bốc hỏa lên đầu, nhiệt miệng, ợ hơi, ợ chua… thì không nên dùng hoặc nếu dùng thì cũng cần dùng với một lượng ít 1-2 thìa cà phê 1 ngày, dùng 2-3 ngày khi cần thiết.
Trong y học cổ truyền "nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng", nếu lạm dụng mật ong ở những người thể nhiệt sẽ khiến người dùng cảm thấy bồn chồn, khó chịu, tức ngực, mất ...
Tránh tiêu thụ mật ong có vị đắng hoặc chát
Nếu có vị đắng hoặc chát, rất có thể mật ong đã nhiễm các hợp chất độc hại như grayanotoxin. Đây là chất có nguy cơ gây hại cho cơ thể, đặc biệt khi hấp thụ một lượng lớn. Các triệu chứng bao gồm cảm giác nóng rát ở cổ họng, buồn nôn hoặc chóng mặt.
Không dùng quá nhiều mật ong
Mặc dù mật ong là nguồn cung cấp năng lượng tự nhiên và lành mạnh nhưng tiêu thụ nhiều vẫn có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt khi bạn đang cố gắng duy trì cân nặng hoặc kiểm soát lượng đường huyết. Mật ong chứa nhiều đường tự nhiên như fructose và glucose, nếu ăn quá mức có thể làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến các vấn đề như tăng cân hoặc thậm chí nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Một nghiên cứu ghi nhận, mặc dù mật ong có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn đường tinh luyện, nhưng việc tiêu thụ vô độ vẫn có thể gây hại. Vì vậy, bạn nên sử dụng mật ong vừa phải (1 đến 2 thìa cà phê mỗi ngày).
Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong
Theo Webmd, điều quan trọng cần nhớ là không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong. Nguyên nhân là mật ong có thể chứa bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum, gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa chưa phát triển hết. Các triệu chứng bao gồm suy yếu cơ bắp, khó thở, trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Vì lý do này, trẻ em từ 1 tuổi trở lên mới được dùng mật ong, khi này, hệ tiêu hóa của trẻ đã đủ mạnh để xử lý các bào tử vi khuẩn.
Không kết hợp cùng đậu nành
Mật ong kết hợp cùng đậu nành sẽ gây chướng bụng, tích trệ đại trường, thậm chí gây chết người.
Đậu nành giàu chất dinh dưỡng như protein và acid amin; cung cấp chất béo, carbs và nhiều loại vitamin và khoáng chất, rất có ích cho cơ thể. Tuy đậu nành và mật ong tốt là thế, nhưng khi kết hợp hai thứ này với nhau sẽ xảy ra những phản ứng sinh hóa với các enzym, khoáng chất và protein thực vật có trong mật ong và đậu nành, gây hiện tượng ngộ độc và tiêu chảy. Hỗn hợp đậu nành và mật ong bị đông cứng trong dạ dày gây hiện tượng khó thở và có thể dẫn đến hôn mê.
Cách giải độc khi ăn đậu nành với mật ong: Nếu bị ngộ độc khi ăn đậu nành với mật ong trước 6 giờ thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào. Gây nôn để giúp thực phẩm nhiễm độc ra khỏi cơ thể.
Lan Anh (tổng hợp)