Để các sản phẩm vươn xa
Với mục tiêu phát triển kinh tế vùng nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị cho các sản phẩm thế mạnh, ngay từ khi triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, tỉnh Bình Thuận đã xác định phải đặc biệt coi trọng yếu tố chất lượng sản phẩm, gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế và cả nét văn hóa phong tục tập quán sản xuất của người dân địa phương. Đặc biệt là tỉnh Bình Thuận rất trú trọng đến phát triển sản phẩm OCOP theo thế mạnh, đặc trưng của tỉnh như nước mắm, thanh long, hải sản, yến và gạo chất lượng cao.UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã ban hành kế hoạch để thực hiện chương trình OCOP tỉnh giai đoạn 2021-2025. Theo đó, đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu công nhận mới ít nhất từ 80 - 130 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Để đạt mục tiêu này, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình OCOP từng năm, với chỉ tiêu phát triển thêm từ 15 - 20 sản phẩm OCOP mới. Đến nay toàn tỉnh có 139 sản phẩm OCOP, trong đó 8 sản phẩm tiềm năng 4 sao và 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang chờ đánh giá, phân hạng. Đặc biệt,UBND tỉnh đã định hướng phát triển sản phẩm OCOP là ưu tiên những sản phẩm sử dụng nguyên liệu địa phương, tìm kiếm vùng nguyên liệu ổn định, kiểm soát được quy trình sản xuất, sử dụng lao động địa phương, đảm bảo gia tăng giá trị, không ảnh hưởng xấu đến môi trường.Chính vì thế các địa phương đã quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, Organic, GMP, HACCP, ISO...Hạn chế tối đa sản phẩm tươi sống, sản phẩm thô chưa qua sơ chế biến, sản phẩm trùng lắp. Ngoài ra, các địa phương còn tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng liên kết chuỗi, hợp tác, liên kết từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ nông sản để gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường. Cũng như xây dựng câu chuyện sản phẩm đặc sắc để dễ tiếp cận và tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Các sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên đều có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhãn hàng hóa. Để các sản phẩm OCOP của tỉnh vươn xa, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương thời gian qua đã triển khai khá nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Thông qua đó kết nối đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại thị trường các tỉnh, thành trên cả nước cũng như kết nối với nhà phân phối, sàn thương mại điện tử trong nước và nước ngoài. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp chào bán sản phẩm, kinh doanh trên nền tảng online để qua đó kết nối nhà nhập khẩu nước ngoài, chuỗi cung ứng trong và ngoài nước đẩy mạnh giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm…Thông qua các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, nhiều sản phẩm OCOP tại Bình Thuận ngày càng vươn xa, mở rộng thị trường tiêu thụ, đến với nhiều hơn người tiêu dùng ở nước ngoài.
Hỗ trợ các cơ sở, chủ thể OCOP phát triển bền vững
Để phát triển sản phẩm OCOP bền vững, lãnh đạo tỉnh Bình Thuậncho biết cần phải tiếp tục tăng cường hỗ trợ các cơ sở, chủ thể OCOP phát triển, hoàn thiện sản phẩm và chuẩn hóa hồ sơ, tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống kênh phân phối hiện đại, các hệ thống bán lẻ và các điểm phân phối.Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiếp đầu tư thương mại, giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông.... Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP.Tỉnh Bình Thuận hiện có 128 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 94 sản phẩm 3 sao, 32 sản phẩm 4 sao và 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao.Trước tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp địa phương là hết sức cần thiết. Đặc biệt là việc mở rộng thị trường và kết nối tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, nhà phân phối và người tiêu dùng tại thị trường lớn.Để OCOP có những bước tiến vững chắc cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, trong đó trú trọng các hoạt động như truyền thông, thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn, tổ chức các hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại...cũng cần được tiếp tục. Trong đó đẩy mạnh đào tạo trực tuyến, quảng bá và bán sản phẩm OCOP qua không gian mạng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và kết nối giao thương. Cùng với đó tăng cường công tác giám sát sau công nhận OCOP để đảm bảo uy tín của sản phẩm trên thị trường, phải giữ được bằng được "Sao OCOP" trong lòng người tiêu dùng. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá, nâng cao thương hiệu sản phẩm OCOP Bình Thuận trong cả nước, đồng thời xây dựng các kênh phân phối, chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP lâu dài, ổn định. Chủ động giới thiệu, trưng bày sản phẩm của địa phương, kết hợp trưng bày tại các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... đối với các sản phẩm OCOP đã được công nhận từ 3 - 4 sao. Phối hợp với các tỉnh bạn trong việc giao lưu trao đổi sản phẩm OCOP nhằm mở rộng thị trường nội địacác sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để các chủ thể phát triển các giá trị sản phẩm, tạo dựng thương hiệu, cũng như nâng cao kinh tế và có cơ hội để xuất khẩu các sản phẩm ocop của địa phương…
THANH QUANG