Tăng axit uric máu không chỉ gây ra các cơn đau gout cấp tính mà còn âm thầm làm tổn thương thận, khớp và hệ tim mạch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định chỉ số axit uric.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung rau xanh và chất xơ, đồng thời hạn chế đạm động vật là chìa khóa để ngăn chặn nguy cơ tái phát gout. Trong đó, một món canh đơn giản nhưng có tác dụng hỗ trợ đào thải axit uric hiệu quả chính là canh cải bẹ xanh nấu bí xanh và đậu phụ non.
Lợi ích từ món canh
Cải bẹ xanh: Giàu chất xơ, vitamin C và folate, cải bẹ xanh có tính kiềm nhẹ, hỗ trợ trung hòa axit trong máu và tăng đào thải axit uric qua nước tiểu.
Bí xanh: Có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể thải độc, giảm giữ nước. Bí xanh chứa nhiều nước, giúp làm mát cơ thể và giảm viêm.
Ảnh minh họa.
Đậu phụ non: Là nguồn đạm thực vật an toàn với người có axit uric cao. So với thịt đỏ, đậu phụ không làm tăng chuyển hóa purin, đồng thời còn giúp bổ sung protein lành mạnh.
Cách nấu canh cải bẹ xanh – bí xanh – đậu phụ
Nguyên liệu:
1 bó cải bẹ xanh
200g bí xanh
1 miếng đậu phụ non
Gừng tươi, muối tinh hoặc nước mắm nhạt, dầu ăn thực vật
Cách làm:
Rửa sạch cải bẹ, cắt khúc vừa ăn. Bí xanh gọt vỏ, thái lát. Đậu phụ cắt miếng nhỏ.
Đun nước sôi, cho vài lát gừng vào nồi cùng bí xanh. Nấu 5 phút.
Tiếp tục cho cải bẹ và đậu phụ vào, nêm gia vị nhạt. Mở vung khi nấu để rau giữ màu và hương vị.
Canh chín, múc ra dùng nóng. Nên ăn trong bữa cơm, 3–4 lần/tuần.
Ảnh minh họa
Lưu ý khi dùng
Không nên nêm quá mặn hoặc kết hợp với các món nhiều đạm trong cùng bữa ăn.
Người bị huyết áp thấp nên ăn kèm tinh bột để tránh hạ đường huyết sau bữa ăn có nhiều chất xơ.
Nên duy trì đều đặn món canh này vào các bữa tối trong tuần để đạt hiệu quả bền vững.
Vân Giang