Để nấu được nồi cháo thơm, ngon thì rất cần sự chung tay của nhiều người tham gia đi lên rừng, rẫy, xuống suối tìm nguyên liệu, chế biến. Nguyên liệu cháo chủ yếu là gạo, măng, đọt mây, tu vêng, sắn, bí đỏ, rau rớn, các loại gia vị như xả, mía, ớt, tiêu, cá mát, thịt lợn. Cháo sau khi chế biến sẽ tạo thành hỗn hợp đặc sệt với nhiều vị chua, ngọt, mặn, cay và thơm.
Lên rừng tìm nguyên liệu nấu món Aar veh cân đưh.
Già, trẻ, gái, trai cùng vui vẻ ngồi bên nhau chế biến nguyên liệu nấu cháo.
Các nguyên liệu (trừ gia vị bỏ sau) cho vào nấu chung trong nồi cháo cùng lúc.
Cháo sau khi nấu chín được dọn ra trên những chiếc A Điên (mâm).
Các cô gái Pa Kô chuẩn bị món thịt lợn nạc ăn cùng cháo.
Trong lúc đợi cháo chín, mọi người cùng hát dân ca Pa Kô trong không khí vui tươi, ấm cúng
Chủ và khách quây quần cùng thưởng thức món Aar veh cân đưh thơm ngon.
Mọi người ngồi bên bếp lửa nhà sàn cùng nấu, đợi đến khi cháo chín và dọn ăn. Nếu có khách quý, người Pa Kô đem rượu cần ra mời.
Bên mâm cháo ấm cúng, men rượu nồng, người Pa Kô thường sử dụng nhạc cụ hát những bài dân ca ngọt ngào với chủ đề củng cố, tăng cường tình đoàn kết, giáo dục con cháu giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống, món ẩm thực đặc trưng của dân tộc mình.
Cháo mang ý nghĩa củng cố, tăng cường tình đoàn kết trong mọi việc giữa gia đình và người dân trong các bản làng.
Minh Long