Vệ sinh răng miệng đúng cách sau mỗi bữa ăn có vai trò vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo không còn thức ăn dính trên mắc cài hay dây cung. Người niềng răng nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ để làm sạch từng kẽ răng và xung quanh mắc cài.
Khi chải răng, đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với viền nướu, nhẹ nhàng di chuyển bàn chải theo chuyển động tròn hoặc lên xuống. Chải răng theo từng nhóm nhỏ, đảm bảo chải sạch cả mặt trước, mặt sau và mặt nhai của răng. Đặc biệt chú ý vùng xung quanh mắc cài và dây cung vì đây là nơi dễ tích tụ mảng bám nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng chứa fluoride để tăng hiệu quả làm sạch, tiêu diệt vi khuẩn và giữ hơi thở thơm mát. Làm sạch răng miệng kỹ lưỡng không những giúp bạn luôn có hơi thở thơm mát mà còn giúp ngăn ngừa các vấn đề như sâu răng hay hình thành cao răng.
Sau mỗi bữa ăn, nên chải răng và súc miệng nhằm đảm bảo không còn thức ăn dính trên mắc cài hay dây cung.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống trong quá trình niềng răng
Để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cũng như sức khỏe răng miệng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trong việc chọn đồ ăn:
- Hạn chế ăn đồ ăn cứng như các loại hạt, kẹo cứng, đá viên, táo nguyên quả, cà rốt sống, quả ổi... vì dễ gây đau nhức hoặc ê buốt hoặc gây những tổn thương cho răng.
- Tránh ăn thức ăn dẻo dính: Ăn kẹo cao su, kẹo dừa... sẽ làm tăng khả năng bung dây cung, tuột mắc cài rất cao.
- Hạn chế những món ăn và thức uống để lại màu như nghệ hoặc cà phê: Những loại thức ăn này thường để lại màu ở phần thun tách kẽ hay mắc cài, gây kém thẩm mỹ. Vì vậy, bạn hãy đánh răng ngay sau khi ăn để tránh xảy ra tình trạng này.
Các loại thực phẩm tốt nhất để ăn khi niềng răng là ít đường và không cần nhai quá nhiều. Trong thời gian này, bạn nên ăn những thức ăn mềm như súp, cháo yến mạch, sữa chua, rau mềm hoặc nấu chín, thịt mềm, trứng bác, hoa quả mềm, canh loãng... để tránh tạo thêm áp lực lên răng.
3. Bảo vệ mắc cài và răng miệng
Trong thời gian niềng răng, mắc cài và dây cung có thể dễ bị hư hỏng nếu không được bảo vệ cẩn thận. Bạn nên tránh thói quen cắn bút, móng tay hoặc vật cứng để hạn chế nguy cơ làm bong mắc cài.
Thường xuyên kiểm tra mắc cài và dây cung, nếu phát hiện có dấu hiệu bong tróc hoặc dây cung lỏng, người niềng răng nên đến nha sĩ để được điều chỉnh kịp thời.
Nên thăm khám nha khoa định kỳ trong quá trình niềng răng nhằm đảm bảo răng dịch chuyển đúng kế hoạch.
4. Thăm khám nha khoa định kỳ
Niềng răng hoạt động dựa trên nguyên lý tác động lực liên tục lên răng để di chuyển chúng về vị trí mong muốn. Theo thời gian, dây cung cần được siết chặt hoặc thay đổi để đảm bảo răng tiếp tục dịch chuyển đúng kế hoạch. Nếu không điều chỉnh kịp thời, quá trình niềng răng có thể kéo dài hơn hoặc răng di chuyển sai hướng, ảnh hưởng đến kết quả mong muốn.
Bởi vậy, cần thăm khám nha khoa đều đặn theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng niềng răng và điều chỉnh mắc cài nếu cần.
Hơn nữa, niềng răng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu do mắc cài tạo ra nhiều khe hở khiến mảng bám dễ tích tụ. Trong các buổi tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng và nướu, hướng dẫn cách vệ sinh đúng cách hoặc tiến hành làm sạch cao răng nếu cần.