Múa hát Sình ca – nét hồn cốt của dân tộc Cao Lan

Múa hát Sình ca – nét hồn cốt của dân tộc Cao Lan
6 giờ trướcBài gốc
Sình ca là lối hát giao duyên giữa nam và nữ, hay tốp nam với tốp nữ, được hát trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Sình ca chất chứa sâu đậm tình yêu quê hương đất nước, vạn vật cỏ cây, tình yêu đôi lứa, thể hiện những khát vọng về cuộc sống an bình, hạnh phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa. Nhiều hơn nữa, Sình ca còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, phản ánh đầy đủ, chân thực cuộc sống sinh động hiện tại, đây được ví là linh hồn trường tồn của người Cao Lan.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều dân tộc khác, tiếng dân tộc Cao Lan càng ngày càng ít được sử dụng. Sình ca sẽ đứng trước nguy cơ thất truyền nếu không kịp thời gìn giữ, bảo tồn, lan tỏa. Trước thực trạng đó, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng “Làng văn hóa dân tộc Cao Lan”. Đây chính là tiền đề để lan tỏa mô hình ra nhiều địa phương khác, sớm đưa các làn điệu Sình ca đi vào cuộc sống một cách thiết thực, bền vững”.
Câu hát, điệu múa Sình ca từ lâu đã ngự trị trong trái tim biết bao con người, là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào dân tộc Cao Lan. Nét văn hóa đặc sắc ấy đã và đang góp thêm một phần quan trọng vào kho tàng văn hóa phi vật thể đồ sộ của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!
Thanh Hải - Sỹ Cường
Nguồn Quốc Hội TV : https://quochoitv.vn/mua-hat-sinh-ca-net-hon-cot-cua-dan-toc-cao-lan-248086.htm