Các hoạt động này bao gồm: khai thác lỗ hổng phần mềm để xâm nhập thiết bị, triển khai phần mềm gián điệp, thu thập tình báo, thu thập dữ liệu lưu lượng internet, cùng nhiều hoạt động khác...
Hiện chưa rõ các công cụ hoặc phần mềm cụ thể nào sẽ được sử dụng, nhưng dự luật nêu rõ số tiền này dùng để tăng cường năng lực của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ (US Indo-Pacific Command), nhiều khả năng nhằm vào Trung Quốc - đối thủ địa chính trị lớn nhất của Mỹ hiện nay.
Chiến tranh trên mạng âm thầm nhưng khốc liệt
Nỗi lo bị phản đòn
Động thái trên diễn ra bất chấp việc chính quyền liên bang đã tiến hành sa thải hàng loạt nhân viên an ninh mạng, mà theo một cựu giám đốc an ninh mạng của NSA là sẽ gây “tác động tàn khốc”. Ngân sách an ninh mạng liên bang cũng đã bị cắt giảm ở mức chưa từng có: hơn 1,2 tỉ USD. Một phần khoản cắt giảm này đã được tòa án liên bang đảo ngược sau khi ra phán quyết việc sa thải 130 nhân viên là bất hợp pháp.
Chính phủ Mỹ gần đây đã tạm ngưng các chiến dịch tấn công mạng vào Nga, cho thấy sự chuyển hướng trọng tâm khỏi Đông Âu để tập trung vào Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vẫn căng thẳng.
Sau đó, Cơ quan An ninh mạng và Hạ tầng Mỹ (CISA) tái khẳng định cam kết bảo vệ trước mọi mối đe dọa mạng, mặc dù việc cắt giảm nhân lực an ninh mạng nội bộ đi ngược mục tiêu bảo vệ hạ tầng.
Thượng nghị sĩ Ron Wyden, thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện, xác nhận với TechCrunch rằng chính quyền Trump đã cắt giảm ngân sách cho an ninh mạng và công nghệ chính phủ, khiến nước Mỹ “bị phơi bày hoàn toàn trước các cuộc tấn công của tin tặc nước ngoài”.
“Việc mở rộng quy mô tấn công mạng của chính phủ Mỹ quá mức sẽ mời gọi các đòn trả đũa - không chỉ nhắm vào các cơ quan liên bang, mà còn nhằm vào các bệnh viện vùng sâu vùng xa, chính quyền địa phương và các công ty tư nhân, vốn không thể chống lại các nhóm hacker cấp quốc gia”, ông cảnh báo.
Tạm dừng hoạt động tấn công mạng chống lại Nga?
Các báo cáo ban đầu vào tháng 2, 3.2025 cho rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã ra lệnh tạm dừng các hoạt động tấn công mạng của Bộ Tư lệnh Mạng Mỹ (USCYBERCOM) chống lại Nga, như một phần chiến thuật đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc và các quan chức phủ nhận các tuyên bố này, khẳng định rằng không có lệnh hủy bỏ hoặc trì hoãn nào đối với các hoạt động mạng nhằm vào Nga.
Don Bacon - nghị sĩ cấp cao thuộc đảng Cộng hòa, Chủ tịch tiểu ban Cyber của Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ cho biết việc tạm dừng, nếu có, chỉ kéo dài một ngày - điều "điển hình cho các cuộc đàm phán".
Chuyển trọng tâm chiến lược mạng sang Trung Quốc
Dù việc tạm dừng hoạt động chống Nga còn gây tranh cãi nhưng việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược mạng sang Trung Quốc là một xu hướng rõ rệt, được xác nhận qua nhiều báo cáo và tuyên bố chính thức.
Trung Quốc là đối thủ địa chính trị hàng đầu của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại và cạnh tranh công nghệ đang leo thang.
Các cuộc tấn công mạng từ Volt Typhoon và Salt Typhoon, đã bị phát hiện cấy phần mềm độc hại vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, xâm nhập vào các công ty viễn thông lớn. Điều này đã làm lấy lên lo ngại về tấn công mạng liên tục từ Trung Quốc.
Các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ đang phát triển chiến lược răn đe đáng tin cậy, gồm tăng cường khả năng phản ứng, để khiến Trung Quốc "phải chịu thiệt hại tương đương hoặc tồi tệ hơn" nếu tấn công.
Mặc dù ngân sách an ninh mạng liên bang bị cắt giảm nhưng trọng tâm chiến lược của Mỹ rõ ràng đang dịch chuyển và ưu tiên nguồn lực để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc.
Bùi Tú