Năm 2025, những người có năm sinh sau lưu ý đổi thẻ Căn cước để kẻo bị phạt

Năm 2025, những người có năm sinh sau lưu ý đổi thẻ Căn cước để kẻo bị phạt
4 giờ trướcBài gốc
Theo quy định tại Điều 21 và Điều 24 của Luật Căn cước Công dân 2023, công dân Việt Nam cần thực hiện việc cấp đổi thẻ Căn cước công dân khi đến những độ tuổi nhất định, bao gồm 14, 25, 40 và 60 tuổi. Đây là các mốc tuổi theo yêu cầu pháp lý để đảm bảo việc cập nhật thông tin công dân trên thẻ Căn cước.
Trong năm 2025, những công dân sinh năm 2000, 1985 và 1965 sẽ phải thực hiện đổi thẻ Căn cước để phù hợp với các mốc tuổi quy định.
Những điều lưu ý về cấp, đổi thẻ Căn cước
Theo Điều 21, khoản 2 của Luật Căn cước 2023, công dân không cần đổi thẻ Căn cước ngay khi đến mốc tuổi quy định nếu thẻ đã được cấp, cấp lại, hoặc cấp đổi trong khoảng thời gian từ 2 năm trước độ tuổi yêu cầu cấp đổi.
Trong trường hợp này, thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi tiếp theo mà không cần thực hiện thủ tục đổi tại mốc tuổi quy định. Cụ thể:
- Công dân sinh năm 2000 đã cấp đổi thẻ Căn cước trong khoảng thời gian từ 23 đến 25 tuổi, thì thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến năm 2040.
- Công dân sinh năm 1985 đã đổi thẻ Căn cước trong khoảng thời gian từ 38 đến 40 tuổi, thẻ sẽ có giá trị đến năm 2045.
- Công dân sinh năm 1965 đã đổi thẻ Căn cước trong khoảng thời gian từ 58 đến 60 tuổi, thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến cuối đời.
Do vậy, những công dân sinh năm 2000 cần lưu ý, nếu đã thực hiện thủ tục đổi thẻ Căn cước trong độ tuổi từ 23 đến 25, thẻ của họ sẽ có giá trị đến năm 2040 mà không cần đổi vào năm 2025.
Căn cước công dân hết hạn có bị phạt
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc sử dụng thẻ Căn cước đã hết hạn sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, mức phạt đối với các hành vi không tuân thủ quy định về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có thể từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Các hành vi bị xử phạt bao gồm:
- Không xuất trình thẻ Căn cước khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
- Không thực hiện đúng quy định về cấp đổi thẻ Căn cước khi đến tuổi quy định.
Ảnh minh họa
Việc không thực hiện thủ tục đổi thẻ Căn cước khi hết hạn không chỉ khiến công dân bị xử phạt hành chính, mà còn dẫn đến một số bất tiện trong giao dịch và sinh hoạt hàng ngày. Những bất tiện này bao gồm:
1. Không thể sử dụng VNeID để đi máy bay
VNeID (tài khoản định danh điện tử) được coi là giấy tờ thay thế thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp cần chứng minh danh tính. Tuy nhiên, khi thẻ Căn cước hết hạn, tài khoản VNeID cũng sẽ hết hiệu lực.
Điều này đồng nghĩa với việc công dân không thể sử dụng VNeID để làm thủ tục bay mà cần phải sử dụng các giấy tờ thay thế như hộ chiếu hoặc giấy tờ tạm trú.
2. Tạm dừng giao dịch ngân hàng
Căn cứ vào Thông tư 17/2024 của Ngân hàng Nhà nước và Nghị định 52/2024 của Chính phủ, khi giấy tờ tùy thân hết hạn, các ngân hàng sẽ tạm dừng giao dịch rút tiền hoặc thanh toán trên tài khoản của khách hàng.
Do đó, nếu thẻ Căn cước công dân hết hạn mà không được đổi mới, công dân sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch tài chính.
Ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng về việc hết hạn giấy tờ tùy thân và yêu cầu cập nhật thông tin trong vòng ít nhất 30 ngày trước khi thẻ hết hạn.
Trọng Nghĩa
Nguồn SaoStar : https://saostar.vn/sac-mau-cuoc-song/nhung-nguoi-co-nam-sinh-sau-luu-y-doi-the-can-cuoc-de-keo-bi-phat-202501102103134154.html