Nếu phải chuyển nhà gấp, bạn cần lưu ý gì để tránh ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự bình an của gia đình tại nơi ở mới

Nếu phải chuyển nhà gấp, bạn cần lưu ý gì để tránh ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự bình an của gia đình tại nơi ở mới
một ngày trướcBài gốc
Chuẩn bị chuyển nhà cần lưu ý những gì về phong thủy?
Chọn ngày tốt để chuyển nhà
- Ưu tiên ngày hoàng đạo, tránh ngày xung tuổi của gia chủ.
- Không chuyển nhà vào ngày Tam Nương, Nguyệt Kỵ, Sát chủ…
- Nên thực hiện việc chuyển nhà vào giờ sáng hoặc giờ trưa, tránh ban đêm để không ảnh hưởng đến năng lượng của căn nhà.
Chuẩn bị nghi lễ nhập trạch
- Đốt lò than (hoặc than hồng) đặt trước cửa chính để gia chủ bước qua, xua đi tà khí.
- Người đầu tiên bước vào nhà nên là gia chủ, tay cầm vật tượng trưng cho tài lộc như gạo, muối, nước sạch, tiền lẻ…
- Mang theo bài vị tổ tiên (nếu có) và làm lễ khấn nhập trạch để xin phép các vị thần linh bản địa.
Sắp xếp đồ hợp phong thủy
- Ưu tiên lắp đặt bàn thờ thần tài, thổ địa trước các khu vực khác.
Yếu tố phong thủy được xem là phần quan trọng, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự bình an của gia đình tại nơi ở mới.
- Mở hết cửa sổ, cửa chính để đón sinh khí, ánh sáng và luồng khí tốt.
- Không để nhà cửa lộn xộn quá lâu sau khi chuyển đến, vì điều này có thể ảnh hưởng đến vận khí ban đầu của ngôi nhà.
Chuẩn bị chuyển nhà cần lên kế hoạch đóng gói, sắp xếp đồ đạc ra sao?
Phân loại đồ đạc theo nhóm chức năng
- Nhóm vật dụng cần dùng ngay: Quần áo, đồ cá nhân, giấy tờ tùy thân, thiết bị sạc, đồ dùng bếp cơ bản...
- Nhóm đồ điện tử, dễ vỡ: TV, máy tính, ly chén, gương, đèn... cần được bọc kỹ bằng xốp nổ, khăn mềm.
- Nhóm đồ cồng kềnh: Giường, tủ, bàn ghế, máy giặt, tủ lạnh... nên tháo rời nếu có thể.
- Nhóm đồ ít sử dụng: Sách vở, đồ lưu niệm, đồ mùa đông... có thể đóng gói trước vài ngày.
- Đồ thanh lý hoặc bỏ đi: Những vật dụng không còn dùng đến hoặc không phù hợp với không gian mới nên bán, tặng hoặc bỏ.
Chuẩn bị đồ đóng gói
- Thùng carton nhiều kích cỡ, túi hút chân không, túi nilon.
- Băng keo dán, màng PE, dây buộc.
- Dao rọc giấy, kéo, bút dạ để ghi chú.
- Giấy báo cũ, khăn mềm hoặc xốp để bọc đồ dễ vỡ.
Dán nhãn và ghi chú rõ ràng
Mỗi thùng nên dán nhãn ghi:
Những vật dụng không còn dùng đến hoặc không phù hợp với không gian mới nên bán, tặng hoặc bỏ.
- Nội dung bên trong.
- Vị trí trong nhà mới (phòng khách, phòng ngủ, bếp…).
- Mức độ dễ vỡ (nếu có).
Việc này giúp tiết kiệm thời gian khi sắp xếp lại và tránh thất lạc đồ đạc.
Một số lưu ý khác khi chuẩn bị chuyển nhà
Kiểm tra cơ sở hạ tầng và dịch vụ nhà mới
Trước ngày chuyển đến, cần kiểm tra kỹ:
- Hệ thống điện, nước có hoạt động ổn định hay không.
- Hệ thống mạng internet, truyền hình cáp có được lắp đặt đầy đủ không.
- Ổ khóa, cửa ra vào, cửa sổ có an toàn, chắc chắn.
- Nhà mới cần được tổng vệ sinh kỹ lưỡng để loại bỏ bụi bẩn, mùi sơn hoặc ẩm mốc còn tồn đọng.
Liên hệ đơn vị vận chuyển và tổ chức chuyển nhà
- Thuê dịch vụ chuyển nhà chuyên nghiệp
+ Nên đặt lịch trước 3–7 ngày.
+ Kiểm tra rõ chi phí, chính sách đền bù hư hỏng.
+ Trao đổi cụ thể về số lượng đồ, kích thước vật cồng kềnh, thời gian vận chuyển.
- Tự chuyển nhà (nếu có xe riêng)
+ Ưu tiên chở trước các vật dụng thiết yếu.
Nên thực hiện việc chuyển nhà vào giờ sáng hoặc giờ trưa, tránh ban đêm để không ảnh hưởng đến năng lượng của căn nhà.
+ Phân chia việc cho từng thành viên, chuẩn bị vật tư hỗ trợ di chuyển.
+ Đảm bảo an toàn cho đồ điện tử và vật dễ vỡ.
Các lưu ý nhỏ nhưng quan trọng khác
- Mang theo đồ dùng cá nhân và giấy tờ riêng trong túi xách hoặc balo riêng.
- Lập danh sách kiểm kê tài sản để tránh thất lạc khi vận chuyển.
- Không để trẻ nhỏ hoặc thú cưng chạy lung tung trong lúc dọn nhà.
- Chuẩn bị nước uống, đồ ăn nhẹ trong ngày chuyển nhà để giữ sức.
- Kiểm tra lại lần cuối nơi ở cũ để không bỏ sót đồ vật quan trọng.
* Thông tin phong thủy trong bài mang tính tham khảo.
Huyền Trang (T/h)
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/neu-phai-chuyen-nha-gap-ban-can-luu-y-gi-de-tranh-anh-huong-den-tai-loc-suc-khoe-va-su-binh-an-cua-gia-dinh-tai-noi-o-moi-172250701165442694.htm