Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Cươngphát biểu tại Hội nghị
Mô hình canh tác lúa thông minh, giảmphát thải nhà kính do Sở Nông nghiệp và Môi trường phối với các công ty:NetZero Carbon; BSB Nanotech và Spiro Carbon (gọi tắt là BNS) thực hiện tại 3 huyện: Điện Biên, Mường Ảng và Tuần Giáo. Tổng diện tích thực hiện mô hình gần 86ha,vượt 26ha so với kế hoạch đề ra. Trong đó: Huyện Điện Biên 53ha; Mường Ảng 23havà Tuần Giáo 10ha.
Toàn bộ diện tích canh tác lúa thôngminh được áp dụng biện pháp kỹ thuật quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp, đảmbảo cân bằng dinh dưỡng đầu vào và đầu ra vừa tăng năng suất vừa đảm bảo ổn địnhđộ phì nhiêu đất; rút nước theo nguyên tắc ướt - khô xen kẽ (AWD); quản lý dịch hạitổng hợp (IPM) trên nền tảng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM).
Thamgia dự án, người nông dân được hỗ trợ: Chế phẩm ECO - OK; phân bón trung vi lượngCherry; chế phẩm vi sinh; công nghệ đo lường phát thải khí mê - tan trong quátrình canh tác lúa và báo cáo lượng khí giảm phát thải CO2e quy đổi; được tậphuấn kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải nhà kính.
Đại biểu tham gia hội nghị.
Sau một vụ triển khai, với sự đồnghành tích cực của cán bộ nông nghiệp và nỗ lực của nông dân, mô hình canh táclúa thông minh giảm phát thải khí nhà kính bước đầu mang lại kết quả tích cực.Năng suất lúa Đài thơm đạt khoảng 74,56 tạ/ha (cao hơn 3 tạ/ha so với phương pháp truyền thống), Séng Cùđạt trên 51 tạ/ha (cao hơn 5 tạ/ha). Phát thảicarbon giảm từ 2 - 3,5 tấn/ha; tổng cộng mô hình giảm 172 tín chỉ carbon. Mô hìnhkhông chỉ giảm chi phí, tăng năng suất mà còn giúp nông dân có thêm thu nhậpkhoảng 880.000 đồng/ha từ bán tín chỉ carbon, nâng tổng thu nhập tăng thêm từ 4,8– 9,3 triệu đồng/ha. Mô hình cũng góp phần bảo vệ môi trường đồng ruộng.
Tại hội nghị, đại diện các hộ dân vàlãnh đạo địa phương đánh giá cao hiệu quả mô hình. Đồng thời kiến nghị Sở Nôngnghiệp và Môi trường cùng Công ty NetZero Carbon, BSB Nanotech tiếp tục hỗ trợxử lý rơm rạ sau thu hoạch, sớm chi trả tiền tín chỉ carbon và bố trí kinh phíđể nhân rộng mô hình trong các vụ lúa tiếp theo.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trườngthuyết minh quá trình triển khai và hiệu quả mô hình tại Thôn Chăn nuôi 2, xãThanh Xương (huyện Điện Biên).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Cương đánh giá cao nỗ lực của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phươngvà bà con nông dân trong triển khai mô hình canh tác lúa thông minh giảm phátthải vụ đông xuân năm 2024 - 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương hoàn thiện, trình phê duyệt Đêà́n Bảo vệ và Phát huy giá trị cánh đồng Mường Thanh. Chủ động phối hợp với UBNDcác huyện để tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chínhsách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với cơ cấu lại ngành nôngnghiệp; bao gồm cơ chế hỗ trợ canh tác lúa thông minh.
Tiếp tục phối hợp vơícác Công ty: NetZero Carbon Việt Nam, BSB Nanotech để đánh giá, hoàn thiện quytrình kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và mở rộng mô hình tại các địa phương. SởKhoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và cácđịa phương nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng thương hiệu lúagạo Điện Biên phát thải thấp, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và mãsố vùng trồng. UBND cấp huyện, xã căn cứ điều kiện thực tế và kết quả mô hình,xác định vùng canh tác phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng môhình lúa thông minh, từng bước nhân rộng trên địa bàn. Đề nghị NetZeroCarbon Việt Nam, BSB Nanotech tiếp tục đồng hành với tỉnh Điện Biên trong việchỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập ngươìdân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trước đó, đại biểu dự hội nghị đã tham quanthực tế, đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa thông minh giảm phát thải khínhà kính vụ động xuân năm 2024 - 2025 tại Thôn Chăn nuôi 2, xã Thanh Xương vàthôn Noong Ứng, xã Thanh An (huyện Điện Biên).
Phạm Trung