Ngoài bọ biển khổng lồ, Việt Nam phát hiện sinh vật độc - dị nào?

Ngoài bọ biển khổng lồ, Việt Nam phát hiện sinh vật độc - dị nào?
8 giờ trướcBài gốc
Loài bọ biển khổng lồ mới được công nhận ở Việt Nam có tên khoa học là Bathynomus vaderi thuộc Bathynomus, thuộc chi bọ chân đều khổng lồ sống trong môi trường nước lạnh sâu. Ảnh: Tiouraren.
Bọ biển khổng lồ Bathynomus vaderi có kích thước "khủng" khi nặng hơn 1 kilogram và chiều dài 32,5 cm. Theo đó, chúng trở thành một trong những loài bọ chân đều lớn nhất từng biết. Đến nay, B. vaderi mới chỉ được phát hiện gần quần đảo Trường Sa, nhưng cũng sống ở nhiều nơi khác ở Biển Đông. Ảnh: Nguyễn Thanh Sơn.
Trước khi phát hiện loài bọ biển khổng lồ mới, một số sinh vật khủng - độc - dị từng được ghi nhận tại nước ta. Cụ thể, cũng trong tháng 1/2025, nhóm nghiên cứu thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã phát hiện một loài ốc mới có tên khoa học là Calybium plicatus sp. nov., thuộc giống Calybium, họ Helicinidae, Bộ Cycloneritida, lớp Gastropoda, giới Animalia tại Hố sụt 1, Hang Sơn Đoòng, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Nguyễn Thanh Sơn.
Nhóm chuyên gia đặt tên cho loài ốc mới này là “ốc nón Sơn Đoòng". Loài mới có hình dạng vỏ tương tự như loài Calybium massiei Morlet, 1892 nhưng khác ở chỗ có kích thước vỏ nhỏ hơn, thành đỉnh có sáu phiến đỉnh cách đều nhau. Đây là loài được ghi nhận đầu tiên về giống động vật thân mềm chân bụng trên cạn của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thanh Sơn.
Tháng 8/2024, một loài rắn mới thuộc chi rắn ráo được công nhận là loài rắn đặc hữu, chỉ mới được ghi nhận tại Việt Nam. Đó là rắn ráo xanh Bạch Mã (tên khoa học Ptyas Bachmaensis). Ảnh: Hoàng Như Phương.
Ngoài đỉnh núi Bạch Mã thuộc vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên-Huế, các nhà khoa học ghi nhận loài rắn ráo xanh Bạch Mã xuất hiện tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Chúng có phần đầu màu nâu phân biệt rõ với phần cổ. Rắn có mắt to, con ngươi tròn. Ảnh: Hoàng Như Phương.
Trong bài báo “A new species of mud snake (Squamata: Homalopsidae: Myrrophis) from southern Vietnam” công bố trên tạp chí Vertebrate Zoology ngày 11/3/2024, các nhà khoa học thông báo đã phát hiện loài rắn mới ở Đắk Nông. Loài này được đặt tên là Myrrophis dakkrongensis hay rắn bùn Dak Krong. Chúng có đuôi “ngắn” và vảy rất “nhẵn”. Chúng có vảy từ màu nâu sẫm đến đen ở lưng và hai bên nhưng mặt trước có “màu kem đến hơi vàng” với 3 sọc màu nâu sẫm. Ảnh: Nguyễn Ngọc Sang, Lê Văn Mạnh, Võ Thị Diệu Hiền.
Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) về các loài mới được phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) trong hai năm 2021 - 2022, ếch rêu Khôi (còn gọi Theloderma khoii) là một loài mới được phát ghi nhận ở nước ta. Chúng có màu xanh rêu và màu sắc đặc biệt này giúp chúng ngụy trang hoàn hảo. Ảnh: Tiền phong.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh mỳ sầu riêng, bọ biển khổng lồ gây sốt ở châu Á.
Tâm Anh (TH)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ngoai-bo-bien-khong-lo-viet-nam-phat-hien-sinh-vat-doc-di-nao-2073702.html