Chùa Phúc Sơn được xây dựng vào năm 1693 dưới thời Hậu Lê
Chùa Phúc Sơn được đại trùng tu khang trang và khánh thành vào ngày 16/12/2023. Chùa nằm trên núi Phượng Hoàng, có thế đất hình phượng hoàng cất cánh, được xem là một trong những ngôi chùa có kiến trúc truyền thống đặc sắc của Phật giáo Việt Nam.
Đây là một công trình văn hóa tâm linh quan trọng, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của Phật tử mà còn góp phần phát triển du lịch tâm linh cho tỉnh Bắc Giang.
Chùa Phúc Sơn không chỉ là nơi sinh hoạt Phật pháp mà còn là trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các khóa tu mùa hè, lớp học đạo đức cho thanh thiếu niên, nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương Tân Yên.
Xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước từ chùa Bái Đính về chùa Phúc Sơn để người dân và phật tử chiêm bái từ 12h ngày 23/5. Đây là một sự kiện tâm linh quan trọng, thu hút sự quan tâm của đông đảo tín đồ phật giáo và du khách gần xa.
Đặc biệt, Bảo tháp Phúc Sơn cao 13 tầng, với chiều cao 45m
Bên trong Bảo tháp tôn trí tôn tượng Phật ngọc Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Ngôi chùa là công trình văn hóa Phật giáo của nhân dân địa phương xứ Kinh Bắc thời xưa, là nơi truyền bá giáo lý của Đức Phật qua từng thời kỳ, từng dấu mốc lịch sử dân tộc
Công tác chuẩn bị cung rước xá lợi Phật về chùa Phúc Sơn
Hình ảnh kiến trúc chùa Phúc Sơn về đêm
Toàn bộ công trình được kết cấu bằng các khung vì kèo gỗ lim được đục chạm tinh xảo
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho phật tử và nhân dân tham dự sự kiện chiêm bái xá lợi Phật, Ban Tổ chức đã phối hợp với Trung tâm y tế huyện Tân Yên để sẵn sàng hỗ trợ y tế kịp thời khi cần thiết
Để phục vụ nhu cầu chiêm bái của Phật tử và du khách, chùa đã chuẩn bị 300.000 suất ăn miễn phí mỗi ngày
Để thuận tiện cho việc di chuyển và tham quan, chùa Phúc Sơn đã bố trí lộ trình chiêm bái xá lợi Phật chi tiết, giúp du khách dễ dàng tiếp cận và tham gia các nghi lễ trang nghiêm
Bảo tháp Phúc Sơn lung linh mỗi tối
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh đặc biệt, chùa Phúc Sơn đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách và Phật tử gần xa
Bảo Khánh