Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chữ "chạp" trong tiếng Hán là ‘lạp’ mang ý nghĩa tháng cúng tế. Khi nhắc tới chữ "lạp" tức là nói tới việc đi "lạp mả", thăm nom, sửa dọn phần mộ tổ tiên để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Với người Việt, tháng Chạp là tháng quan trọng trong năm. Trong tháng này cũng có nhiều lễ nhất, ngoài cúng mùng 1, ngày rằm còn có lễ cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp, lễ cúng tất niên vào chiều 30 Tết và lễ cúng Giao thừa…Tháng cuối cùng của năm là thời gian để mọi người chuẩn bị đón Tết và cũng là lúc thực hiện nhiều phong tục truyền thống.
Người xưa vẫn có câu nói trong tháng này là "Lạp nguyệt ba không giữ, năm tới tài không mất". Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, điều này là nói về những việc cần làm ở trong tháng.
Qua tháng chạp có nhiều việc cần làm và những điều kiêng kỵ. Theo đó, 3 điều không nên giữ là rất cần thiết làm trong tháng Chạp để xua đi vận xui, mang lại những điều may mắn trong một năm mới.
3 điều ý nghĩa trong câu nói không nên giữ vào tháng Chạp
1. Dọn dẹp bụi bẩn
Điều đầu tiên không giữ chính là bụi bẩn. Việc dọn dẹp bụi bặm với ý nghĩa ‘tống cựu nghinh tân’. Đây là phong tục lâu đời của người Việt mỗi khi chuẩn bị bước sang năm mới. Nhiều gia đình ngay trong những ngày đầu tháng Chạp đã thực hiện việc dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa. Việc trang hoàng nhà cửa cũng không thể thiếu được trang trí các loại hoa, cành đào, chậu quất…
Theo thông lệ, việc dọn dẹp bụi bặm thường được hoàn thành vào ngày 24 tháng Chạp. Thông qua việc tổng vệ sinh, mọi ngóc ngách trong nhà ngoài ngõ, bụi bẩn tích tụ cả năm đều được làm sạch sẽ sẽ giúp cho môi trường trong lành, tươi mới cho năm mới.
2. Không giữ những thứ cũ kỹ, hư hỏng
Việc dọn dẹp hết bụi bẩn là điều rất quan trọng. Lưu ý là dọn dẹp, lau chùi lại toàn bộ đồ đạc trong nhà. Những vật dụng bị sứt mẻ như chum, vại, chén, bát, đũa… nên bỏ đi, thay mới. Điều này có ý nghĩa vứt bỏ điều không may, mong một năm mới được viên mãn, trọn vẹn.
Những đồ cũ như đồ gia dụng không dùng tới, quần áo rách hay những thứ có thể dọn bỏ đi thì nên bỏ. Hoặc bạn cũng có thể sơn sửa lại hoặc làm sạch triệt để. Trong nhà, nếu có cây cối mà héo úa cũng phải dọn dẹp ngay.
Ảnh minh họa
3. Không giữ điều không vui
Tháng Chạp là thời điểm cuối năm, ai ai cũng mong muốn được bình an, vượt qua năm cũ với một không khí tươi vui, may mắn. Tháng Chạp cũng là tháng kết thúc một năm cũ, mở ra khởi đầu tốt đẹp nên những đừng quên xua đuổi những điều xui xẻo.
Người ta thường cúng bái thần linh như Táo Quân, Thổ Địa… để cầu xin phù hộ, xua đuổi vận xui. Dán câu đối đỏ để trừ tà xua đuổi vận xui vì câu đối đỏ bắt nguồn từ bùa đào, cùng với dán tranh Môn Thần, đốt pháo, đón giao thừa… đều là những nghi thức để trừ ‘tà ma’.
Ngoài ra, trong tháng Chạp mọi người cũng cần cẩn trọng lời ăn tiếng nói, tránh cãi vã hay nói những điều không hay, dẫn đến những điều không may.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.
Hà My