Dạo một vòng các phường tại TP Cà Mau, không khó để bắt gặp những đống rác ven đường, lẩn khuất trong đó là những mảnh kính sắc nhọn, mảnh thủy tinh bị vứt trộm. Rác thủy tinh xuất hiện nhan nhản, tập trung nhiều ở những nơi công cộng, như lề đường, gốc cây xanh; hoặc để đảm bảo không ai để ý thì nhiều người lại cho vào bao, tìm những bụi cỏ rậm rạp để vứt.
Mảnh kính công trình vứt trước khu vực cổng Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, mặc dù tại đây đã cắm bảng cấm đổ rác.
Những mảnh kính cho vào bao vứt ở gốc cây khu vực đường Lê Ðại Hành, Phường 6, TP Cà Mau.
Rác thủy tinh nằm la liệt tại khu dân cư thuộc Phường 4, TP Cà Mau.
Không chỉ rác thủy tinh mà các loại rác cồng kềnh như la va bô, bồn cầu cũng vô tư áng ngữ ở hành lang cây xanh. (Ảnh chụp tại Phường 4, TP Cà Mau).
Từ thực tế cho thấy, các loại rác thải thủy tinh nếu dùng biện pháp chôn vào đất sẽ không thể phân hủy. Bên cạnh đó, nhu cầu thu gom phế liệu thủy tinh lại thấp hơn các loại vật liệu khác, vì chi phí thu gom lớn, vận chuyển khó khăn, gây nguy hiểm. Cứ thế, số lượng rác thải thủy tinh từ các hộ gia đình tồn đọng càng nhiều, khi thải ra sẽ trở thành gánh nặng cho môi trường.
Hữu Nghĩa