Sốc nhiệt do gắng sức hay gặp những người trẻ, khỏe mạnh, xảy ra sau phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao và đồng thời do sự sinh nhiệt lúc thể dục hay gắng sức và đặc biệt là những vận động viên không chuyên khi tham gia các giải chạy marathon.
Sốc nhiệt khi chạy bộ thường có biểu hiện lơ mơ, yếu cơ tứ chi, hạ huyết áp, da khô, thiểu niệu…
Dấu hiệu nhận biết tình trạng sốc nhiệt khi chạy bộ
Một số dấu hiệu giúp mọi người nhận biết sớm tình trạng sốc nhiệt bao gồm:
Cảm giác mệt mỏi và yếu đuối một cách bất thường kể cả khi cơ thể đã được nghỉ ngơi.
Da có thể trở nên đỏ và nóng bức do sự tăng lên của nhiệt độ cơ thể.
Đổ nhiều mồ hôi.
Đau đầu và chóng mặt có thể là dấu hiệu của mất nước và mất cân bằng chất điện giải, một phần của tình trạng sốc nhiệt.
Nhiệt độ cơ thể cao: Nhiệt độ cơ thể cao hơn 40°C.
Bị rối loạn ý thức: hôn mê, cơn động kinh.
Rối loạn hô hấp: khó thở, suy hô hấp.
Rối loạn tim mạch: rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, thiểu niệu, kèm theo mệt mỏi, đau đầu, đỏ mặt, có thể nôn mửa, tiêu chảy...
Hạn chế tình trạng sốc nhiệt khi chạy bộ
Chú ý môi trường luyện tập
Lựa chọn thời gian, không gian phù hợp, mát mẻ trong ngày để luyện tập khi thời tiết nắng nóng. Tránh luyện tập trong thời gian dài liên tục và nên có nhiều lượt nghỉ đan xen.
Tập thích nghi với nhiệt độ
Để thích nghi với thời tiết, bạn sẽ cần thời gian khoảng một tuần. Hơn nữa, cường độ tập luyện càng cao, cơ thể bạn càng sinh nhiệt, khiến nguy cơ sốc nhiệt gia tăng. Bạn nên tránh các bài tập nặng khi cơ thể chưa quen với nhiệt độ và thích nghi từ từ thông qua việc bắt đầu với những bài tập nhẹ trong thời gian ngắn. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này khi bạn đã nghỉ tập luyện được một thời gian.
Trang phục giày dép phù hợp
Mặc trang phục nhẹ nhất có thể, chọn trang phục được làm từ chất liệu thấm hút và có độ thông thoáng tốt. Khi luyện tập tại nơi có ánh nắng trực tiếp, bạn nên đội mũ để bảo vệ đầu khỏi nắng nóng
Để thích nghi với thời tiết, bạn sẽ cần thời gian khoảng một tuần.
Dừng lại khi cơ thể thấy không khỏe
Chỉ cần cảm thấy cơ thể không khỏe dù chỉ là một chút, hãy dừng việc luyện tập. Lắng nghe cơ thể và có những phản ứng kịp thời chính là một giải pháp vô cùng quan trọng để tránh sốc nhiệt xảy ra.
Giảm độ khó của buổi tập hoặc tăng thời gian nghỉ ngơi giữa các set để giảm áp lực lên cơ thể trong thời tiết nóng.
Đảm bảo cơ thể luôn được bù nước
Khi cơ thể đổ mồ hôi nhiều, ngoài nước, hãy đảm bảo cơ thể được bổ sung muối (natri).
Cách sơ cứu người bị sốc nhiệt khi chạy bộ.
Nếu phát hiện người bị sốc nhiệt, việc các bạn cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân. Sau đây là 7 bước sơ cứu cho người bị sốc nhiệt khi chạy bộ:
Di chuyển người bệnh vào chỗ mát mẻ, thoáng khí.
Cởi bỏ bớt và nới lỏng quần áo.
Dùng các phương pháp hạ nhiệt như phun hoặc lau nước mát.
Đắp khăn ướp lạnh vào: Nách, bẹn, khủy, cổ. Nếu có thể hãy ngâm cả bàn tay và cẳng tay vào nước mát.
Cho bệnh nhân uống nước nhạt có pha ít muối.
Nếu sau tầm 1 giờ thân nhiệt đã hạ xuống tới 39 độ C thì người bệnh sẽ ổn.
Gọi xe cấp cứu để đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất.
Bs. Đào Thanh Hoa